ClockThứ Hai, 09/01/2023 15:06

Tiếp tục hợp tác sưu tầm, nghiên cứu về vua Hàm Nghi

TTH.VN - Sáng 9/1, TS. Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi và cũng là nhà nghiên cứu về vị vua này đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Trưng bày bức tranh gốc của vua Hàm NghiXem xét khả năng tổ chức triển lãm về vua Hàm Nghi tại HuếQua Pháp tìm hiểu về vua Hàm NghiBa nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tặng sách về triều Nguyễn cho TS. Amandine Dabat 

TS. Amandine Dabat bày tỏ niềm vui khi được trở về Huế tham dự khai trương không gian trưng bày về vua Hàm Nghi nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của ông (1944 - 2023).

“Đây là lần đầu tiên tác phẩm của vua Hàm Nghi được triển lãm tại Huế. Tôi rất vui mừng và hạnh phúc khi đưa tác phẩm về triển lãm tại quê hương đất mẹ của nhà vua. Đây là kết quả sau thời gian làm việc rất ngắn với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế”, TS. Amandine Dabat nói.

Thời gian tới, TS. Amandine Dabat sẽ tiếp tục hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong việc sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của vua Hàm Nghi.

TS. Amandine Dabat cũng đã đến thăm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và Duyệt Thị Đường, nơi diễn ra triển lãm về vua Hàm Nghi và buổi nói chuyện của cô về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi vào ngày 10/1.

Trong dịp trở về Huế, TS. Amandine Dabat cũng sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên vào chiều 11/1 tại Viện Pháp tại Huế; đi thăm Thành Tân Sở tại Quảng Trị; thăm không gian lưu niệm Lê Bá Đảng…

TS. Amandine Dabat là chắt gái của công chúa Như Lý (con gái của vua Hàm Nghi). Cô là tiến sĩ lịch sử nghệ thuật (Đại học Sorbonne), thạc sĩ Việt Nam học (Đại học Paris-Diderot). Năm 2015, cô bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Lịch sử Nghệ thuật Quốc gia (Paris) với đề tài liên quan đến vua Hàm Nghi: Hàm Nghi - vị Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top