ClockThứ Tư, 13/09/2017 20:51
SOÁT XÉT, CHI TRẢ ẢNH HƯỞNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở PHÚ LỘC:

Tiếp tục nhận đơn kê khai đến ngày 20/9

TTH - Xung quanh sự việc khoảng 60 hộ dân thôn Trung Chánh, Lương Quý Phú (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng cho rằng bị thiếu sót trong quá trình soát xét, chi trả do ảnh hưởng sự cố môi trường biển (SCMTB), sáng 13/9, UBND huyện Phú Lộc tổ chức đối thoại với người dân. Tham gia đối thoại còn có đại diện Sở NN&PTNT và các cơ quan, ban ngành liên quan.

Người dân thắc mắc vì không được kê khai đền bù

Mở đầu buổi đối thoại, ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, Phú Lộc là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi SCMTB. Quá trình soát xe, kê khai để bồi thường thiệt hại được tiến hành từ cuối năm 2016. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đến nay cơ bản đã hoàn thành chi trả, bồi thường cho người dân.

Tại buổi đối thoại, kiến nghị của người dân xoay quanh các vấn đề về quy trình kê khai của cơ quan chức năng; có thuyền khai thác thủy sản trên đầm phá nhưng không được kê khai; một người làm nhiều nghề nhưng chỉ được kê khai một nghề; các đối tượng buôn bán thủy sản trên đầm phá không được kê khai; thiếu sót trong quá trình kê khai đối tượng bị ảnh hưởng trong cùng một hộ gia đình…

Trả lời người dân, trưởng các thôn Trung Chánh, Lương Quý Phú đều cho biết, quá trình thực hiện kê khai các đối tượng bị ảnh hưởng do SCMTB của hai thôn này được thực hiện cuối năm 2016. Trong quá trình kê khai đều để người dân tự đăng ký, sau đó thành lập tổ thẩm định họp xem xét rồi trình lên UBND xã. Sau khi thống nhất, danh sách được niêm yết tại thôn để người dân nắm rõ…

Ông Hồ Trọng Cầu khẳng định: “Về mặt quy trình, các thôn làm như thế là đúng tinh thần, hướng dẫn của Công văn 6851 của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, cán bộ vẫn chưa có sự giải thích rõ ràng về mặt chính sách, nhóm đối tượng nên người dân hiểu chưa rõ”.

Để giúp người dân nắm rõ hơn về chính sách cũng như các nhóm đối tượng được đền bù, đại diện Sở NN&PTNT cho hay, việc chi trả do SCMTB ban đầu chỉ xem xét những địa phương ven biển, còn vùng đầm phá chưa tính. Nhưng sau đó, nhận thấy những người dân đầm phá bị thiệt hại gián tiếp về giá nên kiến nghị Trung ương đưa vào đối tượng bồi thường theo Quyết định 309. Theo đó, gồm hai nhóm chính là đối tượng nuôi trồng và khai thác. Đối với thuyền có máy, mức bồi thường là 2,15 triệu đồng/thuyền/tháng x 6 tháng; thuyền không lắp máy 1,8 triệu đồng/thuyền/tháng x 6 tháng;  còn đối với lao động không thường xuyên là 1.150 nghìn đồng/người …

Trả lời nội dung các kiến nghị của người dân, ông Hồ Trọng Cầu giải thích: “Theo Quyết định 309, các đối tượng buôn bán trên đầm phá không thuộc diện đối tượng được bồi thường. Trong một gia đình có nhiều lao động và nhiều nghề nhưng chỉ được bồi thường1 lao động với 1 nghề. Đối với thuyền khai thác trong hạn định mức đền bù đã tính cho tất cả các lao động trên thuyền. Về nuôi trồng thủy sản, ao nuôi có diện tích dưới 0,5 ha là được tính là một lao động; từ 0,5- 1ha là 2 lao động, và cứ tăng thêm 1ha sẽ tăng thêm một lao động. Với nuôi lồng, thể tích dưới 50 m3 quy định 1 lao động; 50-100 m3 quy định 2 lao động, nếu thể tích cứ tăng thêm 50 m3 thì quy định tăng thêm một lao động… Sau buổi đối thoại này, chúng tôi tiếp tục nhận đơn kê khai của người dân đến ngày 20/9 và đề nghị người dân kê khai đúng nhóm đối tượng được đền bù và đúng sự thật”.

Sau buổi đối thoại người dân tỏ ra hài lòng về câu trả lời của các cơ quan chức năng. “Trường hợp của tôi có thuyền máy và đánh bắt trong năm 2016 và đã bị sót trong quá trình kê khai. Như vậy, tôi sẽ tiếp tục kê khai để cơ quan ban ngành rà soát bổ sung. Buổi đối thoại hôm nay đã giúp người dân nắm rõ hơn những chính sách của Nhà nước”, anh Mai Văn Tấn (thôn Trung Chánh) nói.

Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri
Người dân kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường

Ngày 22/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân và Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đã có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 2.

Người dân kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường
Return to top