ClockThứ Năm, 08/04/2021 14:00

Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững

TTH - Công ty CP Xi măng Đồng Lâm khẳng định, sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân ở mức hợp lý, có tình có lý, có cơ sở phù hợp với thực tế bị ảnh hưởng và sẽ tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác mỏ đá vôi.

Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân

Hỗ trợ người dân Phong Xuân khắc phục, sửa chữa nhà cửa

Thêm nhiều chính sách

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, đến thời điểm hiện tại đã hỗ trợ chi phí (231 triệu đồng) mua thẻ BHYT hàng năm cho các hộ dân, trong đó đã hỗ trợ 200 người dân lân cận khu vực mỏ đá. Thống nhất hỗ trợ ảnh hưởng khói, bụi, tiếng ồn cho các hộ dân nằm trong phạm vi bán kính 300m phía cầu Cây Mưng thôn Xuân Lộc và Xuân Điền Lộc, với mức 400 nghìn đồng/người/tháng (hỗ trợ thường xuyên trong suốt quá trình Đồng Lâm còn khai thác đá tại khu vực).

Tuy nhiên, hiện nay mới có khoảng 80% số người dân nhận tiền hỗ trợ. Nguyên nhân, một số hộ dân yêu cầu di dời nhà cửa khỏi khu vực ảnh hưởng và thường xuyên cố tình ngồi trong phạm vi 200m khu vực đồng ruộng, đất sản xuất mà Đồng Lâm đã hỗ trợ mùa vụ, để tìm cớ ngăn chặn nổ mìn, gây mất an toàn, an ninh trật tự và làm ảnh hưởng sản xuất của Công ty Đồng Lâm.

Công ty Đồng Lâm cho rằng, việc giải phóng, di dời các nhà dân nằm trong phạm vi bán kính 200m từ ranh giới khai thác mỏ ra đã được đơn vị thực hiện xong từ năm 2012, do đó không có cơ sở, quy định nào yêu cầu bắt buộc phải di dời các hộ dân nằm ngoài phạm vi 200m hiện nay.

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thông tin, từ đầu năm 2019 tới nay, tình trạng sụt lún đất có một số hố xuất hiện tại khu vực dân cư và đã được công ty phối hợp với UBND xã Phong Xuân xử lý, đảm bảo an toàn cho người dân và vật nuôi.

Đối với trường hợp sụt lún vườn nhà dân năm 2019 đã hoàn thành việc khảo sát, lập dự toán và chi trả xong chi phí hỗ trợ lấp 5 hố sụt lún tại vườn của 4 hộ dân vào tháng 4 năm 2020 với tổng chi phí hỗ trợ gần 18 triệu đồng.

Một góc mặt bằng mỏ đá giai đoạn 2

Riêng các hố sụt lún năm 2020, Đồng Lâm cùng UBND xã và nhà thầu nổ mìn đã kiểm tra xác định hiện trường nền sân, nền giếng, đất vườn và ruộng xung quanh khu vực mỏ đá vôi. Đã xử lý lấp xong các hố với tổng chi phí hỗ trợ 135 triệu đồng. Năm 2021 cũng đã thống nhất phương án xử lý khắc phục và đang chuẩn bị tiến hành chi trả hỗ trợ với tổng chi phí hỗ trợ 66,5 triệu đồng.

Vẫn còn bất cập

Theo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, về công tác GPMB giai đoạn 2 mỏ đá vôi đã có thông báo thu hồi đất từ 18/2/2021, nhưng sau khi có thông báo thu hồi đất thì rất nhiều hộ dân đã ồ ạt trồng thêm nhiều cây cối có giá trị và xây thêm nhiều công trình…để nhằm hưởng thêm tiền GPMB. Tình trạng này, UBND xã Phong Xuân đã kiểm tra, lập biên bản hiện trạng và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Được biết, giai đoạn 2 của mỏ đá vôi có diện tích khoảng 35 ha (hiện trạng chỉ còn đất và cây trồng do nhà cửa đã được di dời cùng với giai đoạn 1). Đến nay công tác GPMB đã kiểm kê, kiểm đếm hoàn thành được 41/58 hộ (khoảng 71%), còn lại 17/58 hộ chưa thống nhất kết quả kiểm kê và 2 hộ không hợp tác trong việc kiểm kê.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc điều hành mỏ đá vôi Phong Xuân khẳng định, từ cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi nghe tin chính quyền huyện Phong Điền tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các nhà dân nằm trong phạm vi bán kính 300m để ghi nhận mức độ xuống cấp của các công trình nhà dân hàng năm thì một số hộ dân đã đồng loạt xây dựng, cơi nới thêm nhiều công trình để “đón đầu” đền bù GPMB.

Cá biệt có hộ gia đình xây dựng thêm 5 ngôi nhà mới, đang bỏ hoang không dùng tới, chỉ trong vòng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 11/2019) để “hứng” đền bù.

“Việc này đang làm ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất của nhà máy, cũng như gây mất an toàn, mất an ninh trật tự, dễ trở thành “điểm nóng” nếu như chính quyền không có các giải pháp quyết liệt xử lý các cá nhân cố tình tìm cách gây rối”, ông Bằng nói.

Cũng từ đầu năm 2021 đến nay, người dân nhiều lần lập lều trại cản trở việc nổ mìn làm ảnh hưởng sản xuất của đơn vị này. Tìm hiểu được biết, các hộ dân thôn Xuân Điền Lộc đòi tăng mức hỗ trợ cho đất trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất từ 400 nghìn đồng/sào/năm lên 1,2 triệu đồng/sào/năm và yêu cầu được di dời khỏi mỏ đá.

Tháo gỡ vướng mắc

Ông Phạm Phước Hiền Hòa khẳng định, để tiếp tục giảm thiểu ảnh hưởng đến người dân, đơn vị đã điều chỉnh khu vực khai thác tịnh tiến về phía đê bao số 3 và tập trung tại trung tâm mỏ (cách vị trí khu vực cầu Cây Mưng 50m theo đúng kế hoạch khai thác đã được chấp thuận của của UBND tỉnh) nhằm giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận phía giáp cầu Cây Mưng.

Giảm lượng thuốc nổ tại các khu vực giáp đê bao xuống chỉ còn 1,5 tấn/bãi (giảm 50% so với quy định cho phép). Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong khoan nổ mìn, sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện - phương án nổ mìn tiên tiến nhất hiện nay, tuyệt đối không sử dụng phương pháp nổ mìn tức thời và không tiến hành nổ mìn xử lý đá quá cỡ và tẩy mô đầu đá phía gần đê bao để giảm tiếng nổ, giảm rung chấn…

Công ty cũng đã nghiên cứu nhằm căn thời gian hướng gió phù hợp để nổ mìn (chỉ tiến hành nổ mìn khi hướng gió không thổi về phía nhà dân) đảm bảo khói bụi không bay vào phía nhà dân và tăng cường xe tưới nước đường chống bụi, lắp đặt thêm các hệ thống nước tưới nước đường cố định.

Đồng Lâm đề xuất UBND huyện Phong Điền có phương án xử lý, giải quyết phù hợp cho các trường hợp người dân cố tình trồng thêm nhiều cây cối không đúng mật độ, quy cách trong phạm vi GPMB giai đoạn 2 để sớm hoàn thành công tác GPMB giai đoạn 2 mỏ đá Đồng Lâm.

Chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ vận động các hộ dân còn lại chưa đồng ý nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng khói bụi, khoan nổ mìn (400 nghìn đồng/người/tháng- hỗ trợ cho các hộ dân nằm trong phạm vi 300m) và hỗ trợ vận động các hộ gia đình hiện còn chưa thống nhất phương án hỗ trợ xử lý rạn nứt nhà dân hiện nay.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến công tác di dời nhà dân cho các khu vực dân cư nằm ngoài phạm vi hàng lang an toàn nổ mìn (200m) hiện nay, để các hộ dân nắm và xử lý nghiêm các cá nhân cố tình xâm phạm trái phép vào khuôn viên mỏ của nhà máy, cố tình dựng lều trại trong phạm vi hàng lang 200m đất canh tác đã được Đồng Lâm hỗ trợ ngừng sản xuất hàng năm, cố tình gây cản trở công tác nổ mìn gây mất an toàn, an ninh trật tự và làm ảnh hưởng sản xuất của Đồng Lâm.

Đồng Lâm cho rằng, kết quả sơ bộ đề tài nghiên cứu khoa học của UBND tỉnh đánh giá tìm nguyên nhân sụt lún đất tại Phong Xuân cho thấy, nguyên nhân chính của sụt lún đất tại Phong Xuân là do hiện tượng xói ngầm mở rộng các khe nứt được hình thành trong mùa khô. Yếu tố rung chấn, khô hạn do thời tiết chỉ là xúc tác, làm đẩy nhanh hơn quá trình hình thành hố sụt trong thời gian ngắn (nếu không có rung chấn, khô hạn thì hố sụt vẫn diễn ra). Về lâu về dài, các hố sụt sẽ giảm dần do các khe nứt, hang cactor được lấp đầy.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Kyoto có kế hoạch triển khai dịch vụ xe buýt du lịch để giải quyết tình trạng quá tải

Đối mặt với sức ép từ sự bùng nổ sau đại dịch của ngành du lịch, Cố đô Kyoto của Nhật Bản đang xem xét thành lập xe buýt tốc hành để đưa du khách đến các điểm tham quan nổi tiếng trực tiếp từ ga xe lửa chính, nhằm giảm bớt tình trạng đông đúc trên các xe buýt thành phố và gây căng thẳng cho người dân địa phương.

Kyoto có kế hoạch triển khai dịch vụ xe buýt du lịch để giải quyết tình trạng quá tải
Phải chi bình tĩnh để giải quyết

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh bàng hoàng khi mới đây, một thanh niên đã ra tay đâm chết một người chỉ vì va chạm liên quan đến giao thông. Sự việc đáng tiếc này sẽ không xảy ra, nếu như mọi người biết kiềm chế, bình tĩnh trong giải quyết mâu thuẫn; chớ liều lĩnh, manh động.

Phải chi bình tĩnh để giải quyết
"Bà đỡ "từ nguồn vốn giải quyết việc làm

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã góp phần giúp cho hàng ngàn lượt lao động trên địa bàn thành phố Huế có thêm cơ hội việc làm, mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.

Bà đỡ từ nguồn vốn giải quyết việc làm
Australia sẽ thành lập cơ quan tư vấn giải quyết rủi ro của AI

Chính phủ Australia ngày hôm nay (17/1) cho biết, quốc gia này sẽ thành lập một cơ quan tư vấn nhằm giảm thiểu những rủi ro của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), trở thành quốc gia mới nhất tăng cường sự giám sát đối với công nghệ này.

Australia sẽ thành lập cơ quan tư vấn giải quyết rủi ro của AI
Return to top