ClockThứ Sáu, 04/12/2015 18:23

Tiếp tục vận động tiểu thương vào chợ mới kinh doanh

TTH - Chợ đầu mối Phú Hậu chính thức đi vào hoạt động vào ngày 25/11/2015. Tuy nhiên, sau khi có chủ trương chuyển hoạt động kinh doanh mua bán từ chợ cũ sang chợ mới, nhiều tiểu thương không chấp thuận và có phản ứng gay gắt. Trước thực trạng đó, UBND TP Huế và phường Phú Hậu đã có giải pháp nhằm tiếp tục vận động tiểu thương ổn định kinh doanh tại chợ mới.

Mặt tiền chợ đầu mối Phú Hậu khang trang và sạch sẽ

Mong muốn giãn thời gian trả tiền thuê lô

Theo ông Ngô Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Huế, sau khi UBND TP Huế có cuộc đối thoại với tiểu thương về các vấn đề khó khăn trong việc trả tiền thuê lô, hiện các bức xúc của tiểu thương đã được giải tỏa nên trong hai ngày 3 và 4/12, có trên 20 hộ dân đã tự nguyện tháo dỡ cơ sở vật chất ở chợ cũ và tiến hành bốc lô ở chợ mới. Trong đó, chủ đầu tư đã đồng ý với tiểu thương là thời gian thuê lô 5 năm, sau thời gian 5 năm bà con tiểu thương vẫn được quyền thuê lô và chuyển nhượng; đồng thời giãn thời gian trả tiền thuê lô vào từng năm hoặc 2 năm thu 1 lần hoặc có thể thu hàng tháng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bà con tiểu thương”.
Có mặt tại chợ đầu mối Phú Hậu ở phường Phú Hậu, TP Huế vào sáng 4/11 khi hàng chục tiểu thương đang sắp xếp lại hàng hóa, nhiều xe tải vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Bắc nối đuôi nhau tập kết hàng chuẩn bị cho buổi chợ ngày hôm sau. So với chợ cũ chỉ xây dựng tạm bợ thì chợ mới được xây dựng kiên cố trên diện tích trên 10.000 m2, tổng vốn đầu tư chiếm 28 tỷ đồng bao gồm gần 40 ki ốt và 236 lô chính cùng với hệ thống PCCC, vệ sinh môi trường và lực lượng bảo vệ ứng trực 24/24 đề phòng các sự cố xảy ra.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến các tiểu thương không chấp thuận di dời sang chợ mới kinh doanh đó là tiền thuê lô cao hơn nhiều so với chợ cũ, nguyên nhân nữa là một số tiểu thương đã tìm hiểu về quy hoạch chợ, trong đó ngày 26/6/2007 Bộ Công thương ra quyết định số 012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc, trong đó chợ đầu mối Phú Hậu nằm trong danh mục xây dựng mới đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng, phân kỳ giai đoạn 2007-2010 là 10 tỷ đồng và giai đoạn 2011-2015 là 20 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế thì đến năm 2013, có nhà đầu tư đồng ý đầu tư xây dựng chợ và được UBND TP Huế chấp nhận phương án. Song, khi chợ hoàn thành thì vấp phải sự phản đối của tiểu thương.
Bà Lê Thị Hoa, người có thâm niên kinh doanh hàng rau củ quả trên địa bàn phường Phú Hậu cho biết: “Trước đây buôn bán ở chợ cũ không tốn tiền thuê lô mà mỗi ngày chỉ tốn 15.000đ lệ phí chợ và bảo vệ, vậy mà sang chợ mới tôi phải bốc lô 108 triệu đồng, thời hạn trả 5 năm nên rất khó khăn”. Còn chị Lê Thị Thảo Trang, người vừa bốc lô với giá 220 triệu đồng kiến nghị: “Nếu so sánh ở chợ cũ và chợ mới thì buôn bán ở chợ mới sướng hơn nhiều, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ và môi trường thông thoáng chứ không ô nhiễm như ở chợ cũ. Song, do buôn bán nhỏ lẻ, lời lãi chẳng bao nhiêu nên tôi mong muốn DN cho giãn thời gian trả tiền thuê lô để chị em tiểu thương còn vốn liếng nhập hàng”.
Tạo điều kiện tốt nhất cho tiểu thương
Trước tình hình đó, UBND TP Huế và phường Phú Hậu đã tổ chức các cuộc đối thoại với dân, đồng thời làm việc với chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Phú Hậu có chính sách hỗ trợ tiểu thương nhằm vận động các hộ tiếp tục tháo dỡ công trình ở chợ cũ và chuyển đến kinh doanh ở chợ mới. Trong đó, chủ đầu tư chấp nhận miễn tiền thuê lô cho tiểu thương trong hai tháng, bắt đầu tính tiền thuê lô từ 1/2/2016, đồng thời không tính lãi suất đối với khoản tiền mà tiểu thương còn thiếu đối với DN trong thời hạn 5 năm. Ngoài ra, các tiểu thương có giấy xác nhận là hộ nghèo và cận nghèo được đóng tiền thuê mỗi năm 1 lần trong thời hạn 5 năm.
Chủ tịch UBND phường Phú Hậu, ông Đặng Huỳnh Quốc cho biết: “Hiện phường đang phối hợp với chủ đầu tư tìm mọi giải pháp tối ưu nhằm tạo điều kiện tốt nhất để tiểu thương nhanh chóng di dời hàng hóa từ chợ cũ sang chợ mới, trong đó sẽ hỗ trợ phương tiện, nhân lực để cùng với tiểu thương tháo dỡ hàng quán ở chợ cũ để nhanh chóng trả mặt bằng cho đơn vị khác, đồng thời ổn định hoạt động kinh doanh tại chợ mới. Hiện, đã có 32 lô ki ốt và 183 lô chính bốc lô và quỵ tiền, số còn lại đang tiếp tục vận động vào bốc lô để hưởng các chính sách, ưu đãi của DN”.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top