Kinh tế Khoa học - công nghệ
Tiết kiệm điện hưởng ứng Giờ trái đất
TTH - Chiến dịch Giờ trái đất năm 2021 không chỉ diễn ra trong một giờ tắt đèn vào tối 27/3 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) hưởng ứng chiến dịch này trong tháng 3 và dài hơn vì mục tiêu bảo vệ trái đất, môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH).
Ngoài cắt giảm các thiết bị điện không cần thiết, sử dụng thiết bị điện hiện đại góp phần tiết kiệm điện hiệu quả
Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất chỉ chiếm một giờ đồng hồ trong 8.760 giờ của cả năm, nhưng nếu hưởng ứng đồng bộ và thường xuyên, sự kiện này có thể tạo nên sự thay đổi lớn khi cùng chung tay tắt đèn, sử dụng điện tiết kiệm, tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.
Xét bối cảnh nguồn cung ứng điện giai đoạn 2020 - 2025 gặp nhiều thách thức, trong khi đó, nhu cầu điện vẫn tiếp tục tăng ở mức cao, bình quân 10%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nên việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả được coi là giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm góp phần tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế. Việc làm này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn góp phần cắt giảm một lượng lớn khí thải CO2, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng do BĐKH gây ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện, thời gian qua, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên, cộng đồng DN tích cực tham gia, tự giác tắt các bóng đèn điện không cần thiết tại nơi làm việc, nhà máy, gia đình vào những lúc cao điểm.
Thực hiện Chỉ thị 14 của UBND tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025, ngoài áp dụng các mô hình, giải pháp tiết kiệm điện trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, các đơn vị chủ quản, DN cũng chú trọng các giải pháp tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng.
Với hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn TP. Huế hơn 300km, điện quảng cáo, điện trang trí cầu, đường phố, các cửa ngõ... và mạng lưới điện chiếu sáng công cộng ở các trung tâm huyện, thị xã, khu quy hoạch dân cư, đô thị... phát triển mạnh, lượng điện năng này đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện. Vì vậy, việc lựa chọn các giải pháp tiết kiệm điện thích hợp luôn được các cấp, ngành và chính quyền địa phương quan tâm.
Ngoài áp dụng chế độ cắt giảm nguồn chiếu sáng, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã đầu tư các thiết bị hiện đại, công nghệ chiếu sáng tiên tiến để vừa đảm bảo tiết kiệm năng lượng, vừa mang lại lợi ích lâu dài. Ngoài một số giải pháp tiết kiệm điện truyền thống như sử dụng đèn compact, đóng tắt xen kẽ..., một số nơi đang sử dụng những giải pháp tiết kiệm điện hiệu suất cao như: tủ tiết kiệm điện, điều khiển tự động, đèn led, chấn lưu điện tử...
Vừa qua, thông qua nguồn tài trợ của Luxembourg, nhiều bộ đèn led đã được thay thế sử dụng trên một số tuyến đường TP. Huế và trong trường học. Theo đánh giá của đơn vị chủ quản, so với đèn chiếu sáng truyền thống, tuổi thọ sử dụng của đèn led lâu hơn và yếu tố tác động lên môi trường chỉ bằng 1/10 nhờ có công suất thấp, ít thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Theo thống kê của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, nhờ đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện, mỗi năm, trên địa bàn tiết kiệm được khoảng 20 triệu kWh điện. Trong đó, tiết kiệm điện khối cơ quan hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng gần 2,9 triệu kWh; ánh sáng sinh hoạt hơn 7,8 triệu kWh; sản xuất, kinh doanh gần 8,6 triệu kWh.
Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
- 5 mẹo để có quảng cáo Facebook thành công (28/05)
- Rộng cửa đón nhà đầu tư (28/05)
- Sức mạnh từ sự đồng lòng (28/05)
- Bảo vệ ngôi nhà tự nhiên: Cần thiết lập lối sống xanh, phát triển sạch (28/05)
- Nam Phi - thị trường đầy tiềm năng cho hàng thủy, hải sản Việt Nam (28/05)
- Tạo “giá trị lõi” cho sản phẩm (28/05)
- Nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt (28/05)
- Khắc phục thiệt hại sau gió lốc (27/05)
-
Nuôi lợn xả thải gây ô nhiễm, doanh nghiệp bị xử phạt
- Chợ Tứ Hạ sẽ được thay “áo” mới
- Chạy nước rút trong chuyển đổi hóa đơn điện tử
- Đồng bộ giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt
- Quản lý chợ bằng công nghệ số
- Để cấp nước an toàn
- Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
-
Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 2: Đất nền vẫn ở giá trị thực
- Quản lý chợ bằng công nghệ số
- Đề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội
- Để cấp nước an toàn
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
- Hoàn trả đường công vụ tuần rừng trước 30/6
- Xây dựng thương hiệu “Cá dìa Tam Giang”.
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Bồn nước công nghiệp
- Xem tin mới nhất hôm nay