ClockThứ Tư, 26/12/2012 16:55

Tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường

TTH - Bên cạnh tiết kiệm điện, khí đốt, mô hình biogas còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác, đó là bảo vệ môi trường sống cho các hộ chăn nuôi ở khu vực thành phố cũng như môi trường chung cho các khu dân cư.

Là một trong những hộ dân tham gia chăn nuôi lợn gần 10 năm trên địa bàn TP Huế, lâu nay chị Trần Thị Lăng ở Tổ 20, khu vực 5, phường Thủy Xuân chưa có điều kiện xây dựng hầm biogas để tận dụng nguồn phân nhằm tạo khí đốt và điện thắp sáng. Tháng 9-2012, thông qua UBND phường Thủy Xuân, Tổ chức BAJ hỗ trợ kinh phí để xây hầm biogas. Mặc dù mới xây dựng, song gia đình chị đã tiết kiệm được khí đốt và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. “Lâu nay, phân heo thải ra bốc mùi hôi khó chịu, đồng thời mỗi tháng phải tốn rất nhiều tiền để mua khí đốt phục vụ sinh hoạt gia đình. Từ khi có hầm biogas, gia đình tiết kiệm được một phần điện chiếu sáng, khí đốt và góp phần bảo vệ môi trường. Sử dụng khí sinh học biogas đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực”, chị Trần Thị Lăng cho biết.

Hầm biogas góp phần tiết kiện điện, khí đốt và bảo vệ môi trường

Gia đình chị Bùi Thị Vang ở 32 Lê Đình Chinh, phường Phú Hiệp, TP Huế là một trong những hộ dân đang sử dụng khí sinh học từ hầm ủ biogas để phục vụ mọi sinh hoạt. Với một hệ thống công trình hoàn chỉnh, gồm hầm chứa khí, hầm điều áp và hầm rút, gia đình chị có thể sử dụng thoải mái khí sinh học biogas để nấu rượu, nấu cám heo, chế biến thức ăn và thắp sáng không gian sinh hoạt của cả gia đình. Với đặc thù nằm trên địa bàn TP Huế có số lượng dân cư đông, trong khi việc chăn nuôi lại thải ra nhiều chất thải có mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình, các hộ dân xung quanh cũng như cảnh quang môi trường, nên việc xây dựng hầm chứa biogas là một giải pháp tối ưu. Không những bảo vệ được môi trường, hệ thống hầm biogas còn giúp gia đình tiết kiệm được một khoảng chi đáng kể từ việc phải sử dụng gas, củi hoặc điện lưới.

Năm 2008, thông qua Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2007-1011 của Chính phủ Hà Lan, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ để tạo thêm kinh phí xây dựng hệ thống hầm biogas. Với kinh phí khoảng 7-10 triệu đồng, hệ thống hầm biogas có diện tích 7m3 và đường ống phân khí chạy dọc khắp nhà, sử dụng cho các bếp nấu và hệ thống điện chiếu sáng phục vụ việc sinh hoạt và học hành cho các con.
 
Thống kê, trên địa bàn TP Huế hiện có khoảng 300 hộ dân sử dụng khí sinh học biogas nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Lợi ích thiết thực của hầm biogas là tận dụng nguồn phân chuồng gia súc và các loại rác thải sinh hoạt hằng ngày rồi đưa thẳng ra hầm ủ, vừa khống chế được mùi hôi bảo vệ môi trường xung quanh, đồng thời vừa sử dụng khí sinh học này để làm chất đốt, điện sinh hoạt nên rất tiện lợi.
 
Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh xây dựng khoảng 500 công trình hầm ủ biogas, quy mô mỗi công trình từ 6-12m3 với giá trị đầu tư từ 7-12 triệu đồng. Tính đến nay, mô hình xây dựng hầm biogas đã hoàn thành kế hoạch đề ra, mỗi hộ được hỗ trợ 1,2 triệu đồng, nâng tổng số công trình được dự án khí sinh học của tỉnh đến nay lên trên 2.600 công trình.
Anh Hoàng Mậu Tuấn, một trong những hộ sử dụng biogas cho biết: “Từ khi xây dựng mô hình này đến nay môi trường trong khuôn viên gia đình cũng như các hộ dân xung quanh đã thay đổi hẳn, không còn xuất hiện mùi hôi khó chịu như trước. Tất cả nguồn phân chuồng chăn nuôi được đẩy thẳng ra hầm ủ có nắp đậy rồi sinh ra khí đốt để sử dụng cho việc nấu ăn, thắp sáng mỗi khi điện lưới cúp. Theo tính toán, mỗi tháng gia đình cũng tiết kiệm được khoảng 300.000đ và chỉ sử dụng chưa đầy 2 năm, kinh phí đầu tư ban đầu đã hoàn đủ, trong khi hệ thống hầm ủ biogas này có tuổi thọ lên đến 15-20 năm”.
 
Sử dụng khí sinh học biogas đang là mô hình hay và hiệu quả nhằm tiết kiệm năng lượng khí đốt và bảo vệ môi trường xung quanh. Các hầm ủ biogas không những vừa mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn được thiết kế đơn giản, phù hợp với mọi gia đình ở thành phố hoặc nông thôn nên đã được nhiều hộ dân triển khai xây dựng. Hiện, mô hình biogas ở trên địa bàn tỉnh chủ yếu có hai loại, đó là hầm ủ Vacvina với hệ thống phá váng tự động và hầm ủ cố định cải tiến.
Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

TIN MỚI

Return to top