ClockThứ Hai, 20/01/2020 09:05

Tiêu thụ bia rượu giảm sau thực thi Nghị định 100

TTH - Chưa có số liệu đánh giá cụ thể từ các công ty sản xuất bia, rượu lớn trên địa bàn, song qua trực quan và ý kiến của các nhà hàng, quán nhậu, đại lý phân phối..., sản lượng tiêu thụ đối với mặt hàng có nồng độ cồn giảm mạnh, từ sau Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Nghị định 100/CP không 'vênh' với Luật Giao thông đường bộTiếp tục kiểm tra, xử lý người vi phạm theo tinh thần Nghị định 100Nhà hàng, quán nhậu rục rịch “phương án” níu khách

Vốn rất đông khách, nhưng thời gian này, những quán nhậu ở KQH Bàu Vá chỉ lèo tèo vài bàn

Doanh số sụt giảm

Các năm trước, thời điểm gần tết, chị Kim Quy, chủ cửa hàng kinh doanh bia, rượu, nước giải khát trên đường Bùi Thị Xuân, TP. Huế nhập về trên nghìn thùng bia các loại như: Huda, Heineken, 333, Sài Gòn, Tiger, Larue... để cung ứng cho thị trường, các cơ quan đơn vị mua làm quà tặng dịp Tết Nguyên đán.

Năm nay, khi có thông tin Nghị định 100 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt đối với người có sử dụng nồng độ cồn (uống rượu, bia) điều khiển xe máy, ô tô, xe đạp đều bị xử mức phạt nặng, trước tết, chị Quy giảm số lượng hàng nhập về hơn một nửa so với trước.

Cửa hàng tạp hóa Hiển Nhơn trên đường Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế trong những ngày gần tết cũng chỉ đặt lèo tèo vài thùng bia Huda, Heineken, Tiger gọi là cho có đủ mặt hàng, trong khi dịp tết các năm trước, số lượng bia thùng tại cửa hàng chất cao. 

Thăm dò về sản lượng tiêu thụ trong những ngày sau khi Nghị định 100 được thực thi, đại diện Công ty TNHH MTV Thực phẩm Huế chuyên sản xuất và cung ứng rượu Sake và Shochu Nhật Bản đóng ở phường Thủy Xuân (TP. Huế) tuy chưa có đánh giá cụ thể tác động về doanh số bán hàng, sản lượng tiêu thụ sản phẩm, song cũng thừa nhận sẽ chịu ảnh hưởng nhất định trước tình hình các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn và ở các tỉnh, thành khác ế ẩm khách. Điều này cũng sẽ tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong thời gian tới.

Là nơi đặt đại bản doanh của Nhà máy Bia Huda, thuộc Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, từ nhiều ngày nay, các dòng sản phẩm bia Huda được các nhà phân phối, đại lý các cấp trên địa bàn tỉnh cho biết, giá bia, rượu các loại không tăng, nhưng sản lượng tiêu thụ giảm rõ rệt so với thời điểm trong năm.

Nhiều chủ đại lý phân phối đang dự tính sẽ liên kết phân phối các sản phẩm, mặt hàng mới để không bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Chị H.P., nhân viên tiếp thị bia Tiger ở địa bàn TP. Huế chia sẻ: "Chắc chắn doanh số trong tháng này của chúng em sẽ không đạt chỉ tiêu. Lương cơ bản vốn không cao, chủ yếu "ăn" nhờ vào tiền thưởng doanh số, nhưng trước tình hình này, em và một số bạn đồng nghiệp tiếp thị đang có ý định chuyển đổi công việc mới để có thu nhập ổn định".

Thiệt đơn nhưng lợi kép

Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, hiện, thị phần bia Việt Nam đang do 4 doanh nghiệp lớn là Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg làm chủ, với tỷ lệ lần lượt là 40%, 28%, 18% và 8%.

Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp sản xuất bia, rượu nào chính thức lên tiếng khẳng định nguồn cung bị giảm. Hoặc nếu được hỏi về doanh số bán hàng từ sau Nghị định 100 có hiệu lực thì đều được trả lời phải sau hàng tháng, hàng quý mới thống kê và nắm được số liệu biến động, trong khi Nghị định 100 chỉ mới đi vào cuộc sống hơn 15 ngày.

Tuy nhiên, với tình trạng ế ẩm ở các quán nhậu, cửa hàng, đại lý phân phối trong những ngày qua, có thể dự đoán kết quả kinh doanh bia rượu sẽ giảm sút so với các năm trước với sản lượng tiêu thụ của ngành bia Việt Nam đạt hơn 4,5 tỷ lít năm 2018.

Cùng với Nghị định 100, Luật phòng, chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 tuy ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, song qua điều tra xã hội học một số nhóm đối tượng đều đồng tình ủng hộ và đánh giá tích cực lợi ích to lớn đối với cuộc sống người dân về sự ra đời của các quy định này.

Hoàng Kha, nhân viên văn phòng ở Huế trò chuyện: "Cực chẳng đả mới phải uống. Giờ đã có "lý do", nên hơn 1 tuần nay em cắt được nhiều cuộc nhậu nhẹt, rứa mà khỏe!".

Qua khảo sát, lượng khách đến các quán nhậu, nhà hàng trên địa bàn có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Chị Thu Trang, chủ nhà hàng T.T, ở khu quy hoạch Bàu Vá tâm sự: "Thực ra, nếu tính lợi nhuận của bia, rượu trong tổng hoá đơn ăn uống của khách thì không nhiều. Bình quân mỗi lon bia, nhà hàng chỉ lời khoảng 2-3 nghìn đồng. Nếu một bàn nhậu uống một két (24 lon) bia, nhà hàng chỉ lãi chưa tới 50 nghìn đồng".

"Việc thực khách giảm uống bia, rượu không phải là vấn đề đáng lo ngại. Quan trọng là nhà hàng cần chú trọng thực đơn với các món tươi, ngon, đặc biệt để giữ khách và hút khách", chị Trang ý kiến.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm

Sau dịp cao điểm Tết Nguyên đán, thị trường vận tải, đặc biệt là hàng không và đường sắt đang ở giai đoạn thấp điểm, trước khi bước tiếp vào cao điểm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 hàng năm. Theo đó, giá vé máy bay và tàu ở giai đoạn này đang đồng loạt giảm.

Giá vé máy bay và tàu đồng loạt giảm
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Sóng nhiệt có thể là nguyên nhân làm giảm số lượng cá voi ở Thái Bình Dương

Số lượng cá voi lưng gù Bắc Thái Bình Dương đã giảm mạnh 20% trong vòng chưa đầy một thập kỷ, và các đợt sóng nhiệt trên biển có thể là nguyên nhân chính, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Royal Society Open Science ngày 28/2, cho thấy một tương lai đầy khó khăn đối với loài động vật có vú trên biển này.

Sóng nhiệt có thể là nguyên nhân làm giảm số lượng cá voi ở Thái Bình Dương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top