ClockChủ Nhật, 27/01/2019 08:07

Tìm giải pháp toàn diện cho tăng trưởng toàn cầu

TTH - Một báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 2019) vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong năm nay, với những lo ngại về rủi ro chính trị tăng cao, sự phân cực giàu – nghèo ngày càng rõ nét, cũng như các thách thức về môi trường và địa chiến lược.

IMF kêu gọi hành động hợp tác để xoa dịu rủi ro ngăn cản đà tăng trưởng toàn cầuTăng trưởng toàn cầu dự báo giảm xuống còn 2,9% trong năm 2019

WEF 2019 diễn ra từ ngày 22/1 – 25/1 tại Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP

Theo ông Kristian Rouz - Nhà tổ chức WEF tại Davos, tăng trưởng GDP toàn cầu có thể phải đối mặt với sự sụt giảm trong năm nay, kèm theo suy thoái có thể xảy ra ở một số nền kinh tế lớn.

Rủi ro

Phát biểu với CNBC trước thềm WEF 2019, Chủ tịch WEF Borge Brende nêu rõ, “có nhiều điều khiến tôi lo lắng nhưng tôi cho rằng những xung đột chính trị đó, nếu không được xử lý đúng cách, có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu”.

Diễn đàn năm nay diễn ra trong bối cảnh thị trường thay đổi và gia tăng sự không chắc chắn trong các mối quan hệ ngoại giao và thương mại toàn cầu. Nhiều chuyên gia dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại, những căng thẳng địa chiến lược giữa Mỹ-Trung Quốc, và các mối đe dọa đối với an ninh khu vực có thể trở nên khó đoán định hơn.

Theo Sputnik, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều không tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo toàn cầu trong năm nay. Lý do đằng sau sự vắng mặt của 3 nhà lãnh đạo trên càng gián tiếp ủng hộ quan điểm của WEF về rủi ro chính trị khi bắt đầu ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế quốc tế.

Về mặt kinh tế, triển vọng tăng trưởng toàn cầu cũng không mấy lạc quan. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), căng thẳng thương mại là một trong những lý do chính khiến tổ chức này hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2019. Trước đó, IMF ước tính ​​tăng trưởng toàn cầu đạt 3,7% trong năm 2019, nhưng bản cập nhật triển vọng tăng trưởng quốc tế vừa được công bố hôm 21/1 cho thấy, con số này đã được điều chỉnh giảm còn 3,5%.

Chủ tịch WEF Borge Brende cho rằng, tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng đối với sự ổn định, do đó cần tiếp tục giai đoạn tăng trưởng này trong nhiều năm nữa để có được nền tảng cần thiết nhằm chống lại một cuộc suy thoái mới.

Tuy nhiên, một số chuyên gia không tin dự đoán nghiệt ngã của WEF là hoàn toàn chính xác, cho rằng những cảnh báo này có thể làm ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Một báo cáo từ OECD tuần trước nói rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn vững chắc, bất chấp rủi ro gia tăng, vì tỷ lệ việc làm ở các quốc gia thành viên đã tăng lên mức kỷ lục 68,4%.

Cần giải pháp toàn diện

Bên cạnh việc chỉ ra các rủi ro, báo cáo của WEF cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng và an ninh mạng trên phần lớn các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới có thể khiến các doanh nghiệp và cộng đồng dễ bị tổn thương hơn trước các thảm họa tự nhiên, trong khi việc thiếu đường dẫn và truy cập internet, cũng như các biện pháp bảo vệ đầy đủ chống tội phạm mạng - đang cản trở tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia.

Các chuyên gia của WEF cũng cảnh báo rằng các mối đe dọa do biến đổi khí hậu, sự biến mất của nhiều loài động vật và các thách thức môi trường rộng lớn hơn cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Trong bối cảnh đó, chủ đề chính của WEF 2019 là “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến ​​trúc mới trong kỷ nguyên Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”. Về cơ bản, WEF cho biết đang thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra cách tiếp cận “toàn diện” đối với toàn cầu hóa.

Phát biểu về vấn đề này, ông Brende nhấn mạnh, “chúng ta thực sự phải hiểu rằng, tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền trong thế giới toàn cầu hóa. Mặt trái của toàn cầu hoá là tạo ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn, nhưng đó là một thực tế, chúng ta không thể ngăn chặn nó, nhưng chúng ta nên cải thiện nó…”. “Một trong những chủ đề cần bàn thảo là làm thế nào để phải đảm bảo toàn cầu hóa công bằng hơn, toàn diện hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn, đồng thời toàn cầu hóa cũng phải bền vững”, ông nói thêm.

WEF 2019 diễn ra từ ngày 22/1 – 25/1, quy tụ hơn 3.000 đại biểu ở nhiều lĩnh vực cùng hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ và đại diện các tổ chức quốc tế, trong đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ CNBC, Economic Times & Sputniknews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top