ClockThứ Năm, 15/06/2017 17:54

Tìm hướng đi cho báo chí trong thời bùng nổ mạng xã hội

TTH.VN - Hội thảo khoa học với chủ đề “Báo chí truyền thông hiện đại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” được khoa Báo chí Truyền thông – Trường đại học Khoa học- ĐH Huế tổ chức ngày 15/6 chủ yếu xoay quanh những nội dung như, mạng xã hội với báo chí và báo chí trên điện thoại di động, vấn đề truyền thông trong quảng bá thương hiệu, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo báo chí trong bối cảnh hiện nay...

"Nóng" với mạng xã hội

Hội thảo "nóng" lên khi các tham luận đề cập đến ảnh hưởng của mạng xã hội đối với báo chí. Nhà báo Lê Văn Minh Tự (báo Tuổi trẻ) cho rằng: “Mạng xã hội chỉ là công cụ để hỗ trợ báo chí. Song, thông tin trên mạng xã hội, nhất là facebook được người dùng tiếp cận rất nhanh. Các tòa soạn dựa vào thông tin đó để cắt cử phóng viên đến hiện trường để nắm, xác thực thông tin đến bạn đọc”. Nhà báo Minh Tự đưa ra dẫn chứng, khảo sát tại 26 quốc gia trên thế giới của Viện nghiên cứu báo chí Reuters thuộc Đại học Oxford (Anh), trung bình mỗi các nhân tiêu hết 1 giờ 51 phút một ngày cho mạng xã hội, trong đó facebook đã là 50 phút. Ưu thế của mạng xã hội là thông tin được đưa ngay tức thì, tại hiện trường, không gian tự do, dường như ai cũng có thể đưa tin do vậy có đến 1,7 tỷ người trên thế giới sử dụng facebook.

Chuyên gia truyền thông trao đổi kỹ năng facebook live trong thời bùng nổ mạng xã hội tại Báo Thừa Thiên Huế

TS. Phan Tuấn Anh (khoa Ngữ Văn – Trường đại học Khoa học – ĐH Huế) chia sẻ, chính sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội khiến những tờ báo thiên về văn nghệ, văn chương dần “chết” và thực tế, những thông tin sâu thiên về văn học khó tìm kiếm trên các trang mạng xã hội.

Nói về sự bùng nổ thông tin trong thời đại công nghệ số, Th.S Trần Thị Phương Nhung (khoa Báo chí Truyền thông – Trường đại học Khoa học – ĐH Huế nói: “Không nên đồng nhất mạng xã hội là facebook mà là khái niệm rộng hơn nhiều. Một thế giới ảo được lập song song với thời đại đại thực đang tồn tại. Mạng xã hội trở thành dịch vụ ưa chuộng do thỏa mãn được nhu cầu thông tin. Song sẽ kéo theo nhiều vấn đề lớn là làm thế nào để kiểm soát và định hướng dư luận trên mạng xã hội”.

Thay đổi để bắt kịp xu thế thời đại

Trước sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội, nhiều đại biểu tại hội thảo đều nhất quán, báo chí cần thay đổi để phù hợp, bắt kịp xu thế của thời đại. “Từ trước đến nay việc định hướng thường do báo chí đảm trách. Vậy trong thời đại công nghệ số, báo chí phải làm như thế nào để đáp ứng được nhiệm vụ định hướng thông tin trên mạng xã hội. Báo chí phải nhanh chóng tiếp cận nguồn tin trên mạng xã hội; tiếp tục giữ vững và phát huy uy tín của báo chí chính thống; nâng cao nhận thức của nhà báo trong thời đại công nghệ số; tăng cường mối liên kết giữa báo chí và mạng xã hội”, Th.s Trần Thị Phương Nhung nêu một số giải pháp.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, nhiều tờ báo triển khai mô hình tòa soạn hội tụ. Đây là mô hình tòa soạn hiện đại, tận dụng tối đa về nhân lực đa phương tiện và nền tảng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để sản xuất ra nhiều ấn phẩm loại hình, phương tiện báo chí khác nhau. Mô hình này đang thực sự lan rộng trên thế giới và trở thành xu thế khó có thể cưỡng lại. Thầy Võ Kiên Trung, giảng viên khoa Báo chí Truyền Thông – Trường đại học Khoa học – ĐH Huế thông tin, tại Việt Nam tờ VnExpress đã tiên phong trong việc xây dựng vận hành tòa soạn hội tụ và bước đầu đạt được hiệu quả. Để bắt kịp xu thế, các tòa soạn báo nên chuyển sang mô hình này.

Sinh viên Khoa Báo chí Trường ĐHKH Huế thực hành bản tin

Theo Trưởng khoa Báo chí Truyền Thông – Trường đại học Khoa học – ĐH Huế Phan Quốc Hải, hiện, một loại hình truyền thông mới xuất hiện là báo chí trên điện thoại di động. Trong quá trình phát triển của mình, báo chí trên điện thoại di động thực chất là phiên bản của báo điện tử nhưng chỉ ở giai đoạn đầu. Quy trình sản xuất và xuất bản tác phẩm trên điện thoại di động không đơn thuần là ứng dụng các phần mềm để chuyển tải mà phải là các khâu tìm đề tài đến xây dựng tác phẩm và xuất bản. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nhiều góc độ hơn để có cái nhìn tổng quan và khách quan về loại hình truyền thông mới này. “Các cơ sở đào tạo báo chí cần hướng đến mục tiêu đào tạo nhà báo đa phương tiện; cần xây dựng lại khung chương trình nghiêng về đào tạo kỹ năng thực hành gắn với công nghệ, tổ chức lớp học phù hợp với việc chú trọng thực hành trong báo chí; liên kết với các cơ quan báo chí truyền thông trong việc đòa tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên”, Th.s Hồ Dũng, giảng viên khoa Báo chí Truyền thông, Trường đại học Khoa học – ĐH Huế góp ý.

Bài, ảnh: L.Thọ

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ

Theo các nghiên cứu xu hướng du lịch năm 2024 của các nền tảng và công ty du lịch, mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành nguồn cảm hứng quan trọng, tác động vào sự thay đổi xu hướng du lịch trong tương lai, đặc biệt là với thế hệ Z và thế hệ Millennials (sinh từ 1981 đến 1996).

Mạng xã hội tác động đến xu hướng du lịch của giới trẻ
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật

Ngày 11/9, Thượng tá Đinh Xuân Đại - Trưởng Công an TX. Hương Thủy cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với ông N.Q.T. về hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”

Xử phạt vi phạm hành chính đối tượng đăng thông tin sai sự thật
Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, báo chí vẫn còn một số mặt hạn chế, như: Chưa có nhiều ấn phẩm báo chí chuyên sâu tuyên truyền về văn học nghệ thuật; chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu xây dựng con người, phát triển văn hóa.

Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa
Án phạt nặng cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền

Ngày 23/6, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với Lê Thanh Phụng (SN 2003) và Hồ Xuân Quốc Việt (SN 1997, cùng trú tại phường 3, TX. Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Án phạt nặng cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền
Return to top