Nồi ngô bung ngày bão
01/11/2024 12:46
Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
26/09/2024 06:25
4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.
Y đức nơi tuyến đầu cứu người
05/09/2024 06:51
Đến thăm ba của người bạn thân mới ra viện, tôi nghe ông kể, hôm ấy chú tự nhiên bị lăn ra ngất xỉu, người nhà đưa đi cấp cứu ở Khoa Cấp cứu đa khoa (CCĐK), Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Do vội quá không mang theo gì cả, kể cả tiền. Vậy mà ngay sau khi nhập viện, dù chưa có tiền, chú vẫn được chụp CT, chẩn đoán bị đột quỵ. Nhờ được cấp cứu giờ vàng, chỉ sau vài ngày nằm viện, chú được cứu sống trở lại bình thường, không để lại di chứng. May quá, nhờ khoa có những thay đổi so với trước, các quy chế của bệnh viện được áp dụng linh hoạt.
Ngả nghiêng bóng Huế
27/08/2023 08:49
Tôi đã từng đặt chân đến nhiều thành phố đẹp trên khắp đất nước mình, song mỗi lần về Huế, tôi lại thấy miền đất này có một sức hấp dẫn riêng biệt không trộn lẫn với bất kỳ thành phố nào khác. Tôi gặp Huế trong một chiều đầy nắng. Huế nóng. Nhưng cái khắc nghiệt của thời tiết đó không hề che lấp đi sự yên bình, tĩnh lặng của xứ sở từng là Kinh đô của đất nước, với di tích lịch sử là Hoàng thành đồ sộ, nguy nga và những lăng tẩm, đền đài nép mình trong những cánh rừng thông tịch liêu bên đôi bờ sông Hương thơ mộng.
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
22/02/2023 17:02
Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.
Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
23/05/2022 07:51
COVID-19 được nhận định là sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang thanh toán kỹ thuật số. Những đợt phong tỏa và hạn chế đi lại áp dụng vào đầu năm 2020 trên khắp Đông Nam Á, cộng thêm sự lo ngại rằng virus có thể dễ dàng lây lan hơn khi giao dịch bằng tiền mặt từ người này sang người khác dường như báo trước cho một kỷ nguyên mà trong đó tiền mặt sẽ dần “tuyệt chủng như khủng long”.
Tỉnh táo trong quá trình biến đại dịch thành bệnh đặc hữu
28/03/2022 20:41
Có thể nói, để đối phó với đại dịch, nhiều biện pháp hạn chế đi lại và đặc biệt là các hạn chế kéo dài đã gây ra những tổn thất lớn cho cuộc sống, mang lại nhiều sự mệt mỏi, tù túng, cũng như tác động đến sinh kế và nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc nhiều quốc gia hướng đến xem xét COVID-19 như bệnh đặc hữu, trong đó tất cả các giới hạn về giờ giấc của các hoạt động kinh doanh và giới hạn 50% công suất cho các sự kiện xã hội đều được xóa bỏ đã được nhiều người hoan nghênh và vui mừng.
Châu Á - Thái Bình Dương: Thương mại nội vùng đạt mức cao nhất trong 3 thập kỷ
09/02/2022 21:11
Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) năm 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 9/2 cho thấy, thương mại giữa các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên mức cao nhất trong 3 thập kỷ, củng cố khả năng phục hồi kinh tế của khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngay cả khi các hạn chế về đi lại và gián đoạn chuỗi cung ứng cản trở thương mại toàn cầu.
Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12
25/12/2021 09:27
Quyết định dỡ bỏ các hạn chế đi lại được đưa ra sau khi có bằng chứng về việc các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện tại có tác dụng bảo vệ trước biến thể Omicron, đặc biệt là khi tiêm liều tăng cường.
Thế giới đón một Giáng sinh khác trong đại dịch
24/12/2021 17:36
Sự bùng phát của biến thể Omicron báo hiệu thế giới sẽ phải đón thêm một lễ Giáng sinh kém nhộn nhịp đối với hàng tỷ người, khi sự xuất hiện của ông già Noel và ước mong đoàn tụ gia đình bị lu mờ bởi nhiều nước có kế hoạch thắt chặt các hạn chế đi lại, ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Nồi ngô bung ngày bão
Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.