ClockThứ Sáu, 02/10/2015 15:19

Tìm người thực tài

TTH - Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Bởi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát hiện và thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài để đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước.

Tìm người tài để phục vụ đất nước từng được các triều đại phong kiến tổ chức rất sớm, thông qua các kỳ thi cả văn lẫn võ. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm tìm, mời các nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học cả ở trong và ngoài nước về phục vụ đất nước. Qua đó thu hút được nhiều người thực tài, có tâm huyết góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước hiện nay, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo càng trở nên bức thiết, với yêu cầu ngày càng cao.

Thực tế, thời gian qua công tác cán bộ ở nước ta còn nhiều hạn chế, nhất là tình trạng chạy chức, chạy quyền như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng đã chỉ rõ. Điều này dẫn đến tình trạng người không đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất vẫn được bổ nhiệm, người thực tài lại không được trọng dụng. Hệ lụy của vấn đề trên không chỉ làm cho bộ máy quản lý Nhà nước đông mà không mạnh, nảy sinh nhũng nhiễu mà còn làm suy giảm lòng tin trong xã hội. Trước thực tế trên, mới đây, Bộ Chính trị đã có thông báo kết luận về Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Theo đó, việc thí điểm sẽ được thực hiện ở 1/3 bộ ngành, địa phương, từ quý III năm 2015 đến hết quý III năm 2018, sau đó sẽ tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm. Đề án được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong công tác tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, khắc phục được những tiêu cực trong công tác cán bộ hiện nay. Cái được lớn nhất của công tác thi tuyển, đó là tính công khai, minh bạch sẽ loại bỏ tình trạng “con cha, cháu ông”, học giả bằng thật, lựa chọn được người đủ trình độ năng lực vào phục vụ nền công vụ.

Với Thừa Thiên Huế, việc thi tuyển lãnh đạo được triển khai thí điểm ở Sở Giáo dục - Đào tạo (phó hiệu trưởng Trường THPT Đặng Huy Trứ và Phan Đăng Lưu) và Sở Thông tin - Truyền thông (chức danh giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông). Cái được của việc thi tuyển là thu hút được nhiều ứng viên tham gia, với nhiều ý tưởng, chương trình hành động sáng tạo, tạo sinh khí mới cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, cán bộ sau khi được bổ nhiệm qua thi tuyển nỗ lực trau dồi kiến thức mọi mặt để thực hiện những điều mình đã đề ra trong chương trình hành động.

Theo đề án mới được Bộ Chính trị thông qua, quy trình thi tuyển rõ ràng và thống nhất, đối tượng dự tuyển được mở rộng, tạo thuận lợi cho những người có đủ điều kiện tham gia dự tuyển. Tuy nhiên, để tìm được người thực tài, cần khuyến khích những người có năng lực tự tin tham gia thi tuyển, tin vào sự công bằng trong việc thi tuyển.

Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Return to top