ClockThứ Bảy, 03/11/2018 07:41

Tìm nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền

TTH - Hiện cả tỉnh có hơn 600 chiếc tàu đánh cá xa bờ và khoảng 1.950 thuyền đánh bắt gần bờ.

Luồng lạch, bến đỗ cho tàu cá: Chưa đáp ứng yêu cầuÂu thuyền tránh bão: Vào khó, ra cũng khóÂu thuyền chưa “ấm”

Âu thuyền Phú Thuận chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho tàu thuyền tại địa phương

Ông Trần Văn Chiến ở xã Phú Thuận (Phú Vang), chủ nhân chiếc tàu vỏ thép rất nan giải trong việc neo đậu tàu của mình khi mùa bão, lũ chính vụ đang đến rất gần. Mấy ngày nay thời tiết khá thuận lợi, thay vì vươn khơi đánh bắt chuyến cuối cùng trong năm thì tàu ông Chiến phải nằm bờ, chọn vị trí phù hợp để neo đậu tránh trú bão an toàn. “Nếu không chọn chỗ đậu từ bây giờ, khi bão đến, các tàu tranh giành, chen chúc nhau neo đậu rất phức tạp, nguy cơ tai nạn và mất an ninh trật tự”, ông Chiến nói.

Chiếc tàu đánh bắt xa bờ là tài sản lớn đối với ông Chiến cũng như nhiều ngư dân. Vì vậy việc neo đậu an toàn luôn là nỗi lo thường trực đối với ngư dân mỗi khi mùa mưa bão đến. Ông Chiến cho rằng, mỗi chiếc tàu vỏ gỗ có giá trị từ vài tỷ đến 7 tỷ đồng, riêng tàu vỏ thép trên dưới 10 tỷ đồng. Mỗi thiết bị trên tàu đều có giá trị hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng, nếu không bảo vệ an toàn sẽ gây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống và khả năng trả nợ vay ngân hàng đối với ngư dân.

Mùa mưa bão nhiều năm trước đây, nhiều tàu, thuyền từng bị hư hỏng gây thiệt hại lớn đến tài sản của ngư dân. Chiếc tàu vỏ gỗ của ông Phan Văn Chinh ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) trước đây cũng từng bị nứt thành mạn, phải tốn 20 triệu đồng sửa chữa, khắc phục. Ông Chinh cho biết, một số tàu còn bị nghiêng, nước tràn vào khoang máy gây hư hỏng một số thiết bị, mất nhiều thời gian, chi phí sửa chữa. Có tàu vì tranh nhau vào âu thuyền neo đậu đã bị mắc cạn, tốn chi phí 5-10 triệu đồng để thuê tàu cẩu.

Theo kinh nghiệm của ông Chinh, sau khi nhận được tin báo của cơ quan chức năng qua hệ thống bộ đàm, điện thoại di động thì ngư dân phải đưa tàu về nơi neo đậu an toàn. Tốt nhất người người dân nên nhanh chóng đưa tàu về khu vực, âu thuyền neo đậu tại địa phương để thuận tiện cho việc chăm sóc. Tàu phải được neo đậu với khoảng cách an toàn giữa các tàu, ụ neo, bờ bến, tránh va đập. Xung quanh thành mạn tàu cần treo lốp xe, hoặc các loại phao đàn hồi để tránh vỡ mạn do va chạm. Trong khi neo đậu phải kết hợp thả neo lái và mũi để giữ cố định, không nên neo tàu theo hướng song song bờ, rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật tàu.

Tàu neo đậu ở âu thuyền Phú Hải

Theo ông Ngô Văn Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, trong khi các âu thuyền bị xuống cấp, bồi lắng, quy mô không đáp ứng nhu cầu thì không có con đường nào khác ngoài việc tuyên truyền, vận động ngư dân ra vào âu thuyền, tuân thủ neo đậu một cách hợp lý. Trước khi bão xảy ra, chính quyền địa phương phối hợp với các ban ngành, biên phòng điều tiết các tàu ra vào từng chiếc, hoặc một vài chiếc, tránh vào ồ ạt gây mất trật tự và dễ mắc cạn do gặp những khu vực bị bồi lắng. Khi chưa thể xây dựng âu thuyền, bến cảng quy mô lớn, trước mắt Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ nạo vét luồng lạch đảm bảo cho tàu ra vào đảm bảo an toàn.

Ông Võ Giang, Phó Chi cục Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, với các âu thuyền Phú Thuận, Phú Hải chỉ có thể đáp ứng cho việc neo đậu tàu thuyền tại các địa phương thuộc huyện Phú Vang, như Phú Hải, Phú Thuận, thị trấn Thuận An; vì vậy số tàu thuyền tại các địa phương như Vinh Thanh (Phú Vang), hay các xã vùng biển Phú Lộc hiện nay âu thuyền không đáp ứng cho việc neo đậu thì có thể di chuyển vào Đà Nẵng tránh trú bão. Đây cũng là giải pháp an toàn trong mùa mưa bão mà nhiều năm trước đây ngư dân đã thực hiện.

Ngoài tàu đánh bắt xa bờ, tại các vùng bãi ngang ven biển, trên hệ thống đầm phá còn có hàng ngàn chiếc thuyền đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.  Bên cạnh yêu cầu đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho đánh bắt thủy, hải sản, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân các biện pháp neo đậu tàu thuyền an toàn trước mưa, bão.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Return to top