Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Tìm ra manh mối gây kháng thuốc chữa ung thư
TTH - Các nhà khoa học vừa tiến hành một cuộc nghiên cứu về tính năng kháng thuốc đối với một số căn bệnh ung thư và khẳng định rằng tác dụng của các loại thuốc chống ung thư sẽ tăng hiệu quả nếu ngăn chặn được sự kháng thuốc trong các khối u.
Theo kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, một phản ứng hóa học đã diễn ra thái quá khi tính năng kháng thuốc phát triển. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đang tiến hành điều tra loại thuốc chữa ung thư có tên cetuximab, được dùng để điều trị ung thư đại tràng và phổi.
Họ đã nhằm vào một loại protein làm khối u phát triển, được gọi là thụ cảm yếu tố phát triển biểu bì (EGFR), thụ thể năm ngoài tế bào. Họ cho biết, cuối cùng, tất cả các bệnh nhân đều kháng thuốc cetuximab nhưng sự kháng thuốc này phát triển ra sao thì còn ít được biết tới.
Các cuộc thí nghiệm cho biết các tế bào ung thư hoạt động như những chiếc ôtô trong tình trạng bị tắc nghẽn giao thông, khi một tuyến đường bị chặn, nó lập tức sẽ tìm đường đi khác. Trong trường hợp này, các khối u thay thế EGFR bằng một thụ thể gồm có protein khác, gọi là ERBB2, và tiếp tục phát triển.
Giáo sư Pasi Janne thuộc Viện Ung bướu Dana-Farber (Boston, Mỹ) cho biết ERBB2 sẽ kích hoạt một đường đi khác, không bị cetuximab phong tỏa và bằng cách này sẽ làm mất tác dụng của cetuximab.
Do ERBB2 không bị cetuximab tác động nên đây là cách dễ nhất để các căn bệnh ung thư trở nên kháng thuốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số loại thuốc nhằm vào ERBB2 đã được phép lưu hành nên những phát hiện trong cuộc nghiên cứu mới đây có thể được áp dụng trong các phác đồ điều trị tiềm tàng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thận trọng cho rằng ung thư có thể phát triển tính năng kháng thuốc bằng những con đường khác.
Henry Scowcrof, Giám đốc điều hành phụ trách thông tin tại Viện Ung bướu của Anh nói rằng các khối u của bệnh nhân có thể trở nên kháng thuốc và để tìm được lý do dẫn đến tình trạng này là một thách thức lớn trong nghiên cứu về điều trị ung thư.
Kết quả nghiên cứu mới này mang lại sự lạc quan lớn cho các nhà khoa học và giúp họ sẽ tìm được cách ngăn chặn tình trạng kháng thuốc ở bênh nhân ung thư.
Theo Vietnam+
- Thừa Thiên Huế triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 (19/04)
- Điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vaccine COVID-19 của COVAX đợt 2 (18/04)
- Đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp cho các bác sĩ toàn quốc (17/04)
- Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của Moderna (17/04)
- Vaccine COVID-19 không tiêm hết tại các địa phương sẽ được Bộ Y tế thu hồi (16/04)
- Đề nghị 5 tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 (15/04)
- 6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế (14/04)
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể (14/04)
-
Điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vaccine COVID-19 của COVAX đợt 2
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Sáng 30/3, Việt Nam không thêm ca mắc mới COVID-19, đã có 46.416 người được tiêm vaccine
- Quảng Điền tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu nhân đạo
- Sáng 27/3, không ca mắc COVID-19; có 44.000 người đã tiêm vắc xin AstraZeneca
- “Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt lao”
-
6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể
- Đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp cho các bác sĩ toàn quốc
- Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2
- Vaccine COVID-19 không tiêm hết tại các địa phương sẽ được Bộ Y tế thu hồi
- Viên uống canxi của nhật
- Tìm hiểu https://daitrangtambinh.vn/
- Thuốc đặc trị sâu răng
- Dấu hiệu ung thư gan thường gặp
- Xem tin mới nhất hôm nay