ClockChủ Nhật, 24/04/2016 14:20

Tìm thấy xác ướp 4.500 tuổi ở Peru

Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy xác ướp của một phụ nữ có niên đại khoảng 4.500 năm tại một trong những di chỉ khảo cổ lâu đời nhất châu Mỹ.

Tàn tích của thành phố cổ Caral, Peru. Ảnh: UNESCO

The Guardian ngày 23-4 dẫn lời tiến sĩ Ruth Shady Solis, thành viên nhóm khai quật cho biết xác ướp là một phụ nữ khoảng 40 - 50 tuổi thuộc tầng lớp thượng lưu xưa.

Địa điểm phát hiện xác ướp là thành phố thiêng Caral (Peru), một trong những di chỉ cổ xưa nhất ở châu Mỹ, với những kim tự tháp được xác định là có cùng niên đại với kim tự tháp tại Ai Cập.

Khi khai quật, đội của tiến sĩ Solis còn phát hiện thêm nhiều tượng điêu khắc hình khỉ và chim cũng như vòng cổ làm bằng vỏ sò. Những vật này giúp nhóm khảo cổ phỏng đoán phần nào thân thế của chủ nhân ngôi mộ và phản ánh về các trao đổi thương mại thời xưa.

Tiến sĩ Solis nhận định: “Vị trí người phụ nữ này được chôn cất cùng những đồ tùy táng cho thấy người này có vị trí rất cao trong xã hội cách đây 4.500 năm”.

Nhóm khai quật cũng tìm thấy nhiều ống sáo làm từ xương động vật trong ngôi mộ của người phụ nữ này và một vài địa điểm khác gần Caral. Điều này cho thấy âm nhạc cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người thời đó.

Mặc dù các kim tự tháp ở Caral được xác định là cùng thời với những kim tự tháp ở Giza, Ai Cập, cho đến nay người ta vẫn chưa biết gì nhiều về các cư dân của nền văn minh này. Năm 2009, thành phố cổ này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Theo Tuoitre.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích núi Bân – được xem là đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất, chính danh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung vào năm 1788 xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt
Return to top