ClockThứ Năm, 05/01/2017 13:59

Tín dụng chính sách 2016 tăng 10%

Dư nợ tín dụng theo các chương trình chính sách xã hội tăng trưởng khá mạnh, đạt 10% trong năm 2016 cho dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, tính đến 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại NH đạt trên 157 nghìn tỷ đồng với hơn 6.784 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn.

Trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng 10% được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 140.928 tỷ đồng, tăng 12.813 tỷ đồng so với năm 2015, hoàn thành 100% kế hoạch.

Tín dụng chính sách tăng 10% năm 2016

Năm 2016, NHCSXH được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 thêm 2%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 tăng từ 8% lên 10%. Để đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn giải ngân theo kế hoạch và thanh toán các khoản nợ đến hạn, bên cạnh các nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, NHCSXH đã tập trung huy động các nguồn vốn, như: nhận tiền gửi 2% từ các TCTD Nhà nước, phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh, huy động vốn trên thị trường của các tổ chức, cá nhân... cùng với nguồn vốn thu nợ cho vay quay vòng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống.

Nguồn vốn vay ưu đãi trong năm 2016 đã giúp trên 2.282 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển SXKD; góp phần giúp hơn 483 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, hỗ trợ tạo việc làm cho trên 164,6 nghìn lao động, trong đó hơn 2,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 22 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập trong năm; xây dựng trên gần 1,4 triệu công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn; xây dựng hơn 18 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có trên 5 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt cho hộ nghèo các tỉnh miền Trung...

Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,75% tổng dư nợ, giảm 0,03% so với năm 2015.

Bước sang năm 2017, vốn tín dụng chính sách tiếp tục ưu tiên cho các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, các tỉnh có dư nợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc, các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo, vùng biên giới và hải đảo, cho vay khắc phục thiên tai, cho vay các chương trình tín dụng mới...

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 diễn ra ngày 20/2.

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ nền kinh tế
Lo tăng trưởng tín dụng từ đầu năm

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp quota room tín dụng sớm đầu năm 2024, các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai ngay giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng đến những khách hàng có dự án khả thi, để giải ngân vốn, kích cầu nền kinh tế…

Lo tăng trưởng tín dụng từ đầu năm
Return to top