ClockThứ Hai, 12/10/2020 14:31

Tín dụng chính sách tiếp sức nông thôn mới

TTH - Nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều năm qua trở thành trợ lực thúc đẩy kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Nam Đông.

Khen thưởng 19 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu tham gia xây dựng nông thôn mớiHơn 400 cán bộ Mặt trận tham gia tập huấn xây dựng nông thôn mới

Vườn cam trĩu quả được đầu tư từ vốn tín dụng chính sách

Nâng cao thu nhập

Từ một hộ gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), anh Nguyễn Văn Lam, xã Hương Phú bắt tay đầu tư, mở rộng xưởng sản xuất Pallet gỗ (kệ kê hàng).

Theo anh Lam, năm 2017, xưởng Pallet của anh chỉ có 1 máy cưa, cắt gỗ trong khi nhu cầu trên địa bàn khá lớn nên anh đăng ký vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện mở rộng sản xuất. Với nguồn vốn vay ban đầu 50 triệu đồng, anh đầu tư thêm máy, chuyên môn hóa sản xuất. Có thêm máy móc, tăng khối lượng hàng hóa, anh Lam có thêm nguồn vốn quay vòng. Đến nay, anh đã đầu tư thêm 5 máy cưa, cắt gỗ. Sản xuất cũng được tự động hóa với máy đóng đinh, chà nhám…, giảm được phần nào sức lao động cho đội ngũ nhân công, hiệu quả sản xuất cũng nâng lên đáng kể.

Với cơ ngơi sản xuất mới này, sản phẩm Pallet của xưởng được thị trường biết đến, cung ứng cho các tỉnh dọc miền Trung với doanh thu trên 7 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với mức lương từ 4 -5 triệu đồng/tháng.

Nằm khá sâu trong khu vực đồi xã Hương Xuân, vườn cam của anh Trương Phước đã cho lứa thu hoạch thứ hai. Anh Phước chia sẻ: “Vay vốn đầu tư trồng cam từ trước năm 2015, đến nay, vườn cam của gia đình đã cho thu hoạch. Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình mới có vườn cam sai quả, thu nhập ổn định trên mức 250 triệu đồng/năm”.

Đồng hành 

Trong 10 năm (2011 – 2020), Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông đã chuyển tải nguồn vốn ưu đãi trên 420 tỷ đồng đến hơn 19.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Thông qua 16 chương trình, tín dụng chính sách đã đầu tư đến 100% xã, thôn, bản; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, xã xây dựng nông thôn mới...; giúp hơn 3.500 lượt hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 8.500 lao động; xóa nhà tạm và xây dựng mới hơn 200 ngôi nhà cho hộ nghèo cùng hơn 150 ngôi nhà khác của hộ nghèo được sửa chữa và xây dựng mới, đảm bảo được an toàn trong mùa mưa bão.

Ông Hoàng Minh Tứ, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nam Đông thông tin, thời gian đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhiều xã trên địa bàn gặp khó với tiêu chí vệ sinh môi trường, do đời sống và ý thức người dân chưa cao.

Với thực tiễn của quá trình xây dựng NTM, đội ngũ cán bộ tín dụng và các tổ tiết kiệm vay vốn phối hợp với chính quyền địa phương phải đến từng hộ dân tuyên truyền hỗ trợ vốn ưu đãi để người dân xây dựng công trình vệ sinh tại gia đình. Nhờ đó, đến nay tiêu chí này cơ bản được đảm bảo ở hầu hết các xã trên địa bàn với hơn 6.000 công trình vệ sinh môi trường được xây dựng. Hiện Ngân hàng CSXH đang dồn lực cho các địa phương chưa hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, hỗ trợ chính quyền sớm đưa các xã này về đích NTM…

Lãnh đạo huyện Nam Đông ghi nhận, đời sống người dân tại Nam Đông đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đặc biệt là người nghèo. Tín dụng chính sách thông qua việc cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên; tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người nghèo ở nông thôn.

Từ nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng CSXH đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, biết tính toán lợi ích kinh tế mà đồng vốn mang lại, tiết kiệm trong tiêu dùng, sử dụng vốn có hiệu quả. Giúp người nghèo vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 5,40%; 6/9 xã đạt chuẩn NTM.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

TIN MỚI

Return to top