ClockThứ Ba, 04/05/2021 08:23

Tín dụng vươn xa

TTH - Với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, Thừa Thiên Huế đang dần trở thành một trong những trung tâm tài chính cùng các dịch vụ ngân hàng cạnh tranh.

Chỉ số kinh tế tháng 4 nhiều tín hiệu tích cựcNiềm tin & hy vọngTận dụng hiệu quả hơn các ưu đãi từ CPTPP

nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Không ngừng lớn mạnh

Đi vào hoạt động từ năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Huế là một trong những “nhà băng” hiện diện sớm ở Huế. Vietcombank Huế đã xây dựng đội ngũ nhân sự với hơn 160 cán bộ, nhân viên được đào tạo bài bản. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng với 1 trụ sở chi nhánh (CN) và 6 phòng giao dịch (PGD); 34 máy ATM, 518 đơn vị chấp nhận thẻ,… góp phần đưa sản phẩm dịch vụ Vietcombank đến gần khách hàng hơn.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank CN Huế chia sẻ: Bên cạnh địa bàn TP. Huế, CN đang triển khai hoạt động tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống PGD tại Phú Vang, Hương Thủy và mạng lưới máy ATM, điểm chấp nhận thanh toán thẻ rộng khắp. Thời gian tới, CN tiếp tục nghiên cứu, triển khai mở rộng hoạt động tại các thị xã, huyện khác trên địa bàn tỉnh.

Mở rộng hệ thống PGD là cách các ngân hàng đưa dịch vụ của mình đến gần hơn với người dân, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nhiều “bước đi” khác cũng được các ngân hàng triển khai để mở rộng thị trường tín dụng và cách làm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) CN Thừa Thiên Huế được đánh giá cao.

Cùng với việc đặt các PGD rộng khắp các huyện thị, thành phố với hệ thống 27 CN và PGD, Agribank CN Thừa Thiên Huế còn tổ chức các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng.

Phó Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Trần Đình Khoái cho biết, các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng được triển khai đầu tiên vào năm 2018. Từ 1 xã ban đầu, đến nay, Agribank CN Thừa Thiên Huế phát triển hệ thống giao dịch lưu động ở 12 xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Theo kế hoạch năm 2021, Agribank Thừa Thiên Huế sẽ phát triển thêm 2 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô đến 2 xã cách xa trung tâm của 2 huyện Nam Đông, A Lưới.

Với việc kết hợp điểm giao dịch lưu động với cho vay qua tổ vay vốn, Agribank đã khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho “tam nông”, tạo điều kiện cho người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.

Đồng hành cùng phát triển kinh tế

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) CN tỉnh đánh giá, các TCTD trên địa bàn đã và đang góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Cùng với đó các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng DN, khách hàng cũng được các TCTD triển khai, nhất là trong thời gian kinh tế bị tác động tiêu cực do COVID-19.

Các TCTD trên địa bàn đã hỗ trợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ được cơ cấu 1.135 tỷ đồng cho 790 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ 2.715 tỷ đồng, số tiền lãi đã được miễn, giảm là 6,1 tỷ đồng; cho 2.060 khách hàng vay mới để khôi phục sản xuất với doanh số cho vay từ khi công bố dịch đến cuối tháng 3/2021 là 12.806 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn phổ biến từ 0,5%-2,5%/năm so với trước dịch.

Nhiều ngân hàng chủ động tiết giảm chi phí, triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để thực hiện hỗ trợ khách hàng vay gặp khó khăn do dịch bệnh, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Thông qua hoạt động tín dụng chính sách, CN Ngân hàng CSXH tỉnh đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020, CN đã tạo điều kiện cho gần 92 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn; gần 9 ngàn lao động được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm; giải quyết cho 193 lao động vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 3.420 học sinh sinh viên vay vốn để trang trải chi phí học tập; giải quyết cho 2.022 hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để xây dựng nhà ở để cải thiện đời sống sinh hoạt… với tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 2.988 tỷ đồng, với 115.706 hộ vay đang còn dư nợ.

Số liệu từ NHNN tỉnh, dư nợ tín dụng tại các TCTD trên địa bàn đều tăng trưởng qua các năm. Đến thời điểm cuối 2020, dư nợ tín dụng đạt 51.868 tỷ đồng, tăng 108,1% so với cuối năm 2015. Mức tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 15,9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 14,0% trong giai đoạn 2011-2015.

Các ngân hàng đã áp dụng hình thức huy động vốn phong phú như tiết kiệm định kỳ, tiết kiệm tích lũy, chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu… với lãi suất phù hợp cho từng loại kỳ hạn, có tặng quà, dự thưởng nên tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Đến cuối năm 2020, vốn huy động đạt 53.285 tỷ đồng, tăng 83,7% so với cuối năm 2015; tăng trưởng vốn huy động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 12,97%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân 17,2% trong giai đoạn 2011-2015.

Bài, ảnh: Hoàng Thảo Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ
Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và khai trương máy xạ trị gia tốc

Chiều 27/2, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; Nguyễn Nam Tiến, UVTVTU, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành…

Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và khai trương máy xạ trị gia tốc
Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ nền kinh tế

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là thông điệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng năm 2024 diễn ra ngày 20/2.

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ nền kinh tế
Lo tăng trưởng tín dụng từ đầu năm

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp quota room tín dụng sớm đầu năm 2024, các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai ngay giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng đến những khách hàng có dự án khả thi, để giải ngân vốn, kích cầu nền kinh tế…

Lo tăng trưởng tín dụng từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top