ClockChủ Nhật, 02/09/2012 07:31

Tín hiệu vui từ nuôi cá chẽm ở Hải Dương

TTH.VN - Ở xã Hải Dương (TX Hương Trà), nghề nuôi cá chẽm đã mang lại lợi nhuận lớn cho người dân.

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, người dân xã Hải Dương nhận ra đối tượng nuôi này không còn phù hợp với nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Năm 2006, một số hộ chuyển sang nuôi cá lồng trên đầm phá Tam Giang như cá dìa, cá hồng...

Thu hoạch cá chẽm. Ảnh: Internet

Ông Phan Hạnh, người đầu tiên trong xã nuôi cá chẽm cho hay: “Trong một đợt đánh bắt cá gần cửa biển Thuận An, tôi và một số ngư dân bắt được một đàn cá con. Không biết là cá gì, vì cá còn nhỏ nên chúng tôi tận dụng lồng có sẵn để nuôi. Không ngờ đó là cá chẽm và cũng không ngờ cá dễ nuôi và lớn nhanh thế. Giá cá cũng cao, 100.000 đồng/kg nên chỉ sau một năm, ngư dân đều chuyển sang nuôi cá chẽm”.

 
Đến nay, hộ ông Hạnh có 8 lồng nuôi cá chẽm, bình quân mỗi lồng nuôi 500 con. Mỗi vụ nuôi trong vòng 8 tháng cho thu hoạch, một lồng đạt 4-5 tạ. Ông Hạnh nhẩm tính, mỗi kg cá chẽm có giá 100.000 đồng thì mỗi lồng thu trên 40 triệu đồng, với 8 lồng nuôi, trừ chi phí, ông lãi gần 100 triệu đồng.Cũng theo ông Hạnh, cá chẽm dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện môi trường, kể cả những vùng nước bị ô nhiễm nặng. Vào mùa mưa lũ, cá vẫn sinh trưởng tốt. Cá ít bị dịch bệnh, công chăm sóc không nhiều. Thức ăn là những loại cá tạp.
 
Là địa phương nằm bên phá Tam Giang, được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước lợ, nhiều năm qua, nhiều hộ dân ở Hải Dương trở nên khá giả, có nhà cửa khang trang nhờ nuôi cá chẽm.
 
Ông Phan Lân, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Hải Dương cho biết: “Hội có 61 hội viên. Trong năm tới, hội sẽ vận động và tạo điều kiện cho bà con phát triển nghề nuôi cá chẽm, đồng thời tổ chức hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho hội viên mới và người dân trên địa bàn”.
 
Ông Đỗ Khắc Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương nói thêm: “Nuôi cá chẽm là thế mạnh của địa phương, tổng doanh thu mỗi năm trên 20 tỉ đồng. Định hướng trong những năm tới của xã là tận dụng tối đa mặt nước để phát triển nghề này. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ tăng lên ít nhất 800 lồng với hơn 40 vạn con mỗi vụ. Để làm được điều này, xã sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, trong đó ưu tiên cho những hộ mới nuôi vay vốn nuôi cá”.
 
“Cá chẽm rất háu ăn và ít bị bệnh. Vì vậy, chúng nhanh lớn, chất lượng đồng đều. Thịt cá thơm ngon nên thị trường rất ưa chuộng. Thường thì sau 7 hay 8 tháng là bắt đầu bán. Mười con đều nhau như một chục thế kia, nào có con nào chậm lớn hay bệnh tật gì đâu. Tuy nhiên, khó khăn của bà con chúng tôi là nguồn giống trong tỉnh không có nên phải liên hệ tận Khánh Hòa, vì thế vẫn chưa chủ động xoay vụ. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng giúp đỡ để có thêm điều kiện phát triển nghề này”, ông Lân nói.

Bài, ảnh: Xuân Trường - Bảo Trân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top