ClockThứ Bảy, 28/04/2018 06:00

Tín hiệu vui từ phổ cập giáo dục ở miền núi

TTH - Giáo dục ở các huyện miền núi có nhiều khởi sắc trong phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng núi, vùng dân tộc.

Phú Vang phổ cập bơi cho học sinh tiểu họcTP Huế cán đích phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi

Toàn tỉnh có 17 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020. Địa hình trải dài, một số vùng có địa bàn chia cắt là những khó khăn lớn trong giảng dạy của cán bộ giáo viên, huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số. Các bản dân tộc đều có lớp mẫu giáo nhưng các em có độ tuổi không đồng đều, nên mức độ và khả năng tiếp thu của trẻ gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình cho con bỏ học giữa chừng, nhất là vào những tháng giáp hạt.

Dạy tiếng Việt cho trẻ ở Nam Đông

Cơ sở vật chất và điều kiện dạy học của giáo viên ở một số trường học chưa đáp ứng với yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đời sống của một bộ phận Nhân dân còn nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tái định cư nên công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ (PCGD –XMC) ở những vùng này còn gặp nhiều trở ngại.  Ông Hồ Sỹ Thi, ở thôn Ta Rung (Hương Sơn – Nam Đông), cho biết: "Khi mới về định cư ở Hương Sơn, đời sống bà con nhiều khó khăn. Các cháu trong thôn ít được đi học hoặc nghỉ học giữa chừng. Bây giờ, Nhà nước có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ nên người dân có việc làm, cuộc sống ổn định, con cái không phải lên rừng phụ giúp bố mẹ”.

Nam Đông trở thành huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi ở tất cả 11 xã, thị trấn. Chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, nhất là tăng cường dạy tiếng Việt cho con em đồng bào dân tộc thiểu số luôn được ưu tiên hàng đầu. Cô giáo Võ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông), bộc bạch: "Trường có trên 130 trẻ, đều là con em đồng bào dân tộc Katu. Cơ sở trường khang trang, thoáng mát, có bán trú nên phụ huynh tiện trong việc đi làm. Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đều được vận động đến trường đạt tỷ lệ 100%".

Năm học 2017 - 2018, toàn huyện A Lưới có 48 trường thuộc các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và có gần 60 điểm trường tại các thôn, bản, với tổng số gần 14 ngàn học sinh các cấp. Hệ thống cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học. Hơn 90% học sinh toàn huyện là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên việc tăng cường năng lực tiếng Việt cho học sinh được các trường học xem là nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt, các trường mầm non, tiểu học, các thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thầy giáo Lê Văn Bôn, Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Hương Nguyên (A Lưới), cho hay: "Xã Hương Nguyên chủ yếu là đồng bào dân tộc Ka Tu sinh sống, đời sống còn nhiều bấp bênh. Thế nên, điều kiện học tập của các em có phần thiệt thòi. Muốn các em đến lớp học đầy đủ, giáo viên thường xuyên đến từng nhà, thôn bản vận động học sinh đến trường".

Công tác PCGD –XMC được đẩy mạnh khi tỉnh thực hiện đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Giáo viên được bồi dưỡng tại chỗ, tập trung để đạt chuẩn và nâng chuẩn. Học sinh thuộc diện hộ nghèo đến trường được hỗ trợ chi phí học tập, các cháu 5 tuổi trên địa bàn đều được trợ cấp ăn trưa nên thu hút được trẻ đến trường hơn trước.

Ở các huyện miền núi, giáo viên được tăng cường đủ và học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện  thu hút trẻ đến trường. Một số gia đình quá khó khăn được chính quyền địa phương vận động, hỗ trợ về vật chất hoặc giảm các khoản đóng góp ở trường để các em được học tập thường xuyên, hiệu quả; đặc biệt là đảm bảo cho học sinh phải đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Tuy nhiên, nếu không thay đổi nhận thức của người dân thì chất lượng giáo dục sẽ là vấn đề nan giải. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo còn là những tuyên truyền viên đến từng gia đình để vận động con em trong độ tuổi đến trường. Bằng sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự nghiệp PCGD tiểu học đúng độ tuổi và THCS ở các huyện miền núi mới đạt kết quả tốt.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, để PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS, tiến tới PCGD THPT, công tác vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục rất quan trọng. Các địa phương cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; đẩy mạnh các hoạt động dạy học, kiểm tra và đánh giá... Do vậy, đạt phổ cập và giữ vững phổ cập cần sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục và toàn xã hội.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, tỉnh đã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 1, đạt chuẩn XMC mức độ 1. Năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn PCGD TH mức độ 3 và duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn XMC, phấn đấu có 7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có những bước tiến bộ đáng ghi nhận. Đó là nền tảng để chờ đợi sự bứt phá trong tương lai của bóng đá tỉnh nhà. Vòng chung kết U19 Quốc gia 2024 đã khép lại, nhưng dư âm của giải đấu này vẫn đọng lại với bóng đá Huế.

Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Return to top