ClockChủ Nhật, 17/05/2020 12:17

Tin tặc nhắm vào các siêu máy tính châu Âu nghiên cứu dịch Covid-19

Hiện chưa rõ các cuộc tấn công có liên kết với nhau hay không và ai là người đứng sau sự việc.

Lỗ hổng Thunderbolt cho phép tin tặc truy cập vào dữ liệu PC trong vài phút

Cổng thông tin đăng nhập vào các siêu máy tính ở châu Âu đang được sử dụng để nghiên cứu về dịch Covid-19 đã bị tấn công trong tuần này, Bloomberg dẫn báo cáo từ phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ, Anh và Đức cho biết. Điều này có thể có nghĩa là tin tặc đang tìm cách phá hệ thống để đánh cắp hoặc làm gián đoạn tiến trình nghiên cứu.

“Những kẻ tấn công muốn thu thập tài sản trí tuệ hoặc làm chậm các nỗ lực nghiên cứu phục vụ cho việc chiến đấu với dịch Covid-19”, một nhân viên yêu cầu giấu tên, có nhiệm vụ phụ trách hoạt động của một trong các siêu máy tính bị ảnh hưởng, nói.

Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thụy Sĩ (SNSC) đã xác nhận vụ việc và tạm thời đóng quyền truy cập hệ thống trong khi chờ điều tra. “Một cuộc tấn công mạng đã được tiến hành để nhằm vào một số máy tính hàn lâm. Các kỹ sư hệ thống của chúng tôi đang tích cực làm việc để đưa hệ thống hoạt động trở lại sớm nhất có thể”, trung tâm cho hay. Theo Bloomberg, các siêu máy tính tại SNSC được dùng để nghiên cứu protein màng nhỏ của virus SARS-CoV-2.

Đầu tuần này, Dịch vụ Siêu máy tính Quốc gia Anh có tên ARCHER cũng gặp phải một cuộc tấn công vào hệ thống đăng nhập. ARCHER sử dụng hệ thống siêu máy tính để mô phỏng sự lây lan của dịch Covid-19. Năm ngày sau khi thông báo về sự việc, các hệ thống của ARCHER vẫn đang trong tình trạng ngoại tuyến (offline). Trung tâm siêu máy tính tại thành phố Baden-Wurmern của Đức cũng gặp phải cùng sự cố an ninh.

Trong nhiều năm qua, tin tặc được nhà nước bảo trợ không ít lần bị cáo buộc đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào hoạt động nghiên cứu để đánh cắp thông tin khoa học, y tế và tài sản trí tuệ thuộc về những công ty trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng, nông nghiệp, cũng như các lĩnh vực khác. Hôm 13.5, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh địa đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo cho các nhà nghiên cứu khoa học của Mỹ về các cuộc tấn công của tin tặc có trụ sở tại Trung Quốc. Vụ việc đang được FBI tích cực điều tra.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top