ClockThứ Tư, 05/02/2020 06:30

Tin vui cho người bệnh đái tháo đường không thừa cân

TTH - Thành công của nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kháng thể kháng GAD ở bệnh nhân đái tháo đường không thừa cân, béo phì tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, do TS.BS. Trần Thừa Nguyên (Bệnh viện Trung ương Huế) làm chủ nhiệm, đã mang lại nhiều cơ hội để hỗ trợ người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tupe 1,5 sớm được điều trị hiệu quả.

Tập huấn kỹ năng điều trị bệnh đái tháo đường cho bác sĩ nội tiết và đa khoa khu vực miền Trung-Tây nguyênGiáo sư Trần Hữu Dàng được bầu làm Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam

GS.TS. Trần Hữu Dàng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài

Bệnh ĐTĐ xuất hiện do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi hóc-môn insulin do tuyến tụy sản sinh bị thiếu hoặc không làm được nhiệm vụ chuyển hóa đường, làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh ĐTĐ phổ biến ở hai dạng, tupe 1 và tupe 2. ĐTĐ tupe 1 diễn ra khi tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và cơ thể bị thiếu insulin. Đối tượng bị ĐTĐ típ 1 thường là trẻ em và người trẻ và chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số người ĐTĐ trên thế giới. Bệnh ĐTĐ tupe 2 xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất được insulin, nhưng lại không chuyển hóa được đường trong máu. Nguyên nhân của sự rối loạn chuyển hóa này có thể do di truyền, béo phì, tế bào beta trong tuyến tụy bị tổn thương. ĐTĐ tupe 1 có triệu chứng rõ ràng và tiến triển nhanh hơn. Còn ĐTĐ tupe 2 thường tiến triển chậm hơn, các triệu chứng thường đi kèm với các tình trạng bệnh lý khác.

Theo nhóm nghiên cứu, kháng thể kháng GAD (glutamic acid decarboxylase) là chỉ điểm phá hủy tế bào beta qua cơ chế miễn dịch trong cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ tupe 1, là dự báo mạnh mẽ cho bệnh ĐTĐ tupe 1. Kháng thể kháng GAD hoàn toàn tồn tại sao 10-15 năm bị bệnh đái tháo đường tự miễn. Tuy nhiên, một tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ tupe 2 lại xuất hiện kháng thể kháng GAD và nhiều bệnh nhân ĐTĐ tupe 2 lại không thể điều trị bằng thuốc hạ đường huyết mà phải chuyển sang dùng insulin. Trong quá trình thực hành, đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế cũng nhận thấy có khá nhiều bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi thuộc dạng gầy. Nghĩa là có tồn tại nhóm bệnh nhân ĐTĐ tupe 1,5. Qua nghiên cứu trên 284 bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân, béo phì, TS.BS Trần Thừa Nguyên và cộng sự đã xác định nồng kháng thể kháng GAD dương tính ở bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân, béo phì. Đồng thời, so sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân có kháng thể kháng GAD dương tính và âm tính, từ đó đề xuất biện pháp điều trị kịp thời cho người bệnh ĐTĐ tupe 1,5.

“Ở đây, chúng tôi đề cập đến đối tượng bệnh nhân ĐTĐ nằm giữa hai loại tupe 1 và tupe 2 là tupe 1,5, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm tàng trên người trưởng thành (thể LADA). Bệnh khởi phát trong quá trình cơ thể người bệnh trưởng thành nhưng diễn biến rất nhanh, sau đó chuyển qua giai đoạn cần insulin hoàn toàn. Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra lời khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ không thừa cân béo phì có tỉ lệ kháng thể kháng GAD dương tính rất cao. Để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, họ cần phải được theo dõi và quản lý đường huyết rất chặt chẽ”, TS. BS. Trần Thừa Nguyên nói.

GS.TS. Trần Hữu Dàng (Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh) đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu về kháng thể kháng GAD của nhóm tác giả. Theo GS.TS Dàng, một trong những đóng góp rất quan trọng của đề tài là đã giúp đội ngũ y, bác sĩ phân biệt một các tích cực bệnh ĐTĐ tupe 1, tupe 2 và tupe ở giữa hai dạng trên để sớm đưa ra quyết định điều trị có hiệu quả sớm. “Trong điều kiện kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, việc đề tài được ủng hộ, cấp kinh phí thực hiện nghiên cứu đã cho thấy lãnh đạo tỉnh có một cách nhìn rộng và xa về công tác nghiên cứu khoa học công nghệ. Những kết quả mà nhóm nghiên cứu đạt được qua quá trình thực hiện đề tài cũng góp phần khẳng định vị trí của Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu khoa học công nghệ với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở góc độ chuyên môn, chúng tôi mong muốn bằng cách nào đó để những kết quả nghiên cứu này được ứng dụng một cách rộng rãi, phổ biến để người bệnh ĐTĐ được chẩn đoán sớm dạng bệnh, từ đó có cơ hội được tiếp cận hướng điều trị đúng, tránh tổn thương tuyến tụy”, GS.TS Trần Hữu Dàng bày tỏ.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh?!

Mấy hôm nay chuyển trời, nghe trong người không được khỏe nên cô tôi quyết định đi khám cho chắc chuyện. Có bảo hiểm y tế (BHYT), nhưng cô mua cốt để phòng khi xui xẻo phải nhập viện, còn bình thường, cô hay đến các phòng khám tư cho nhanh gọn, ít rườm rà. Lần này, theo giới thiệu, cô tìm đến phòng khám của bác sĩ D., một bác sĩ nội khoa khá nổi tiếng.

Họ có đặt mình vào vị trí của người bệnh
Trách nhiệm với người bệnh

“Những năm qua, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã thực hiện tốt phong trào hiến máu tình nguyện. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức từ 1 đến 2 đợt hiến máu với hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia”. Đó là chia sẻ của Thượng tá Trương Viết Hải, Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh.

Trách nhiệm với người bệnh

TIN MỚI

Return to top