ClockThứ Bảy, 31/07/2021 06:45

Tình nguyện vào “tâm dịch”

TTH - Rời Huế thương vào vùng “tâm dịch”, những sinh viên (SV) tình nguyện đã đặt mình vào vị trí, nỗi lo của người dân để nhanh chóng hòa nhập vào guồng quay công việc.

“Chỉ mong sức khỏe để hỗ trợ đồng nghiệp tốt nhất có thể”Đoàn y, bác sĩ Huế lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch

Sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm tại vùng tâm dịch TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐTNYD

Vượt qua nỗi lo để hòa mình

Dứt công việc của ngày, Võ Đức Huy (SV tình nguyện của Trường đại học (ĐH) Y – Dược, ĐH Huế) nhanh chóng gặp gỡ ba mẹ qua màn hình điện thoại. Đức Huy không giấu diếm: “Trước ngày em đăng ký, ba mẹ em rất băn khoăn lo lắng, không muốn em đến vùng “tâm dịch” dù những năm qua, họ luôn ủng hộ em tham gia các hoạt động tình nguyện. Lấy hết tinh thần và khao khát cống hiến, em đã vận động ba mẹ bằng độ an toàn và kiến thức đã được tập huấn. Họ gật đầu đồng ý, nhưng thực ra, em biết bụng dạ họ chẳng yên”.

Ngày đặt chân tới TP. Hồ Chí Minh, chính Huy và không ít SV tình nguyện vẫn còn chút căng thẳng tâm lý. Nhiệm vụ chính của họ được phân công là lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại các điểm, nhất là các ổ dịch, khu vực phong tỏa… để khoanh vùng, dập dịch. Test nhanh bắt gặp không ít trường hợp cho kết quả dương tính khiến giai đoạn đầu họ cũng có phần lo sợ.

Đinh Thanh Trà, SV tình nguyện của Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế kể: “Như sáng 23/7, em và đoàn làm nhiệm vụ vào khu vực phong tỏa, lấy mẫu 12 người thì đã có 7 người cho kết quả test nhanh dương tính. Còn sáng 24/7, trong 36 mẫu thì có đến 9 mẫu dương tính. Ngày trước ở Huế, nghe tiếp xúc với F1 đã thấy lo, nay làm việc trong môi trường nguy cơ cao, bản thân dễ tiếp xúc các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu sơ hở, không cẩn thận, an toàn của bản thân cũng đáng lo. Tuy nhiên, phải vận dụng kiến thức được tập huấn, chủ động bảo vệ mình. Chỉ vài ngày, nỗi lo sợ dần vơi đi. Cứ nghĩ, ai cũng sợ thì sao có thể tham gia chống dịch”.

Khoảnh khắc lạc quan, vui vẻ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế. Ảnh: ĐTNYD

Chuyến “Nam tiến” chia lửa, sát cánh cùng TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam đẩy lùi dịch bệnh được xem lại chuyến tình nguyện đặc biệt nhất của các SV Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế kể từ trước đến nay. Mặc dù rất nhiều người trong số đó đã tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại Huế, nhưng sức nóng tại “vùng tâm” dịch buộc họ phải vào một guồng quay công việc mới.

ThS. BS. Võ Văn Khoa, Bí thư Đoàn trường, Trưởng đoàn cán bộ, SV tình nguyện Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế cho biết, sau khi đặt chân xuống TP. Hồ Chí Minh, 75 cán bộ và SV đoàn tình nguyện của trường đã nhanh chóng làm quen với quy trình và cường độ công việc tại tâm dịch. Những ngày qua, đoàn tình nguyện Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế tham gia lấy khoảng 10.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày cho 5 phường trên địa bàn quận Bình Tân, gồm: Phường An Lạc, phường An Lạc A, phường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông A, phường Bình Trị Đông B.

Khối lượng công việc lớn, cường độ làm việc cao và thời gian làm việc kéo dài, nhưng SV tình nguyện Y – Dược Huế luôn nêu cao tinh thần chiến đấu không biết mệt mỏi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc 5K an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng. “Mỗi sinh viên tình nguyện đều vận dụng tốt những kiến thức được tập huấn về dịch bệnh và các phương pháp lấy mẫu, quy trình mặc đồ bảo hộ, các nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, và đặc biệt là kỹ năng truy vết, lấy mẫu để  thực hiện nhiệm vụ”, anh Khoa nhấn mạnh.

“Hậu phương hãy yên tâm”

Công việc của các SV tình nguyện phụ thuộc vào thực tiễn tình hình dịch bệnh. Tùy nhiệm vụ được phân công, mỗi ngày họ rời khách sạn từ khoảng 7g30 – 8 giờ, sau khi ăn sáng để lên đường đến các điểm lấy mẫu. Có những ngày yêu cầu công việc cao, khoảng hơn 12 giờ họ mới được nghỉ tại trạm để ăn và ngả lưng chừng 15 phút, hoặc có thể tranh thủ ăn rồi vào việc ngay. Đinh Thanh Trà kể: “Cũng có ngày xong việc sớm, từ chiều đã hoàn thành, những cũng có khi đến 10g30 đêm mới về lại khách sạn để ăn uống”.

Cường độ công việc khá lớn, song ở thành phố mang tên Bác, họ không hề có cảm xác xa lạ. Võ Đức Huy cho biết, đoàn SV tình nguyện của trường đã  nhận được sự hỗ trợ của các bạn SV Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trạm y tế phường, Quận đoàn Bình Tân trong bước đầu thực hiện công tác lấy mẫu, kế hoạch làm việc và hỗ trợ đồ bảo hộ cho đoàn. Ngoài ra, đoàn cũng nhận được sự hỗ trợ hậu cần từ quận Bình Tân, các phần quà từ Đoàn Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh và các cô chú ở Hội đồng hương Huế ở TP. Hồ Chí Minh yêu quý đoàn tình nguyện. “Ở TP. Hồ Chí Minh, mọi người làm việc kết nối, hỗ trợ nhau rất tốt và tình cảm.

Mỗi ca lấy mẫu xong, các cán bộ, tình nguyện nhắc nhở nhau sát khuẩn, dặn dò và động viên nhau để đảm bảo sức khỏe, đúng quy trình. Điều đặc biệt, chúng còn có sự hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần to lớn của Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế và tất cả các thầy cô, cán bộ nhân viên, học viên SV toàn trường. Họ làm rất nhiều việc và luôn là hậu phương vững chắc của đoàn tình nguyện tại tuyến đầu chống dịch”, Huy khẳng định.

Dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh những ngày qua và có thể là những ngày tới vẫn còn trong giai đoạn căng thẳng khi số ca dương tính ghi nhận tăng cao. Tuy nhiên, từng thành viên đoàn tình nguyện Y – Dược Huế khẳng định họ luôn sát cánh cùng TP. Hồ Chí Minh trong cuộc chiến lâu dài đẩy lùi dịch bệnh và không quên nhắn nhủ hậu phương rằng, tình cảm từ vùng “tâm dịch” cũng rất đong đầy, điều kiện làm việc của họ cũng được quan tâm vì vậy hãy yên tâm và Huế thương cũng đừng quên giữ gìn sức khỏe.

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế cho biết, nhà trường đã huy động và thành lập đoàn công tác tình nguyện bao gồm 6 cán bộ và 250 sinh viên cùng với đoàn tình nguyện của Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Y tế tỉnh tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Lực lượng tham gia được chia làm 2 đợt. Trước khi lên đường tham gia chống dịch, cán bộ và SV tham gia tình nguyện đã được xét nghiệm Realtime RT-PCR với kết quả âm tính và đã tiêm vaccine phòng COVID-19 (mũi 1).

Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Return to top