ClockThứ Năm, 13/07/2017 14:06

Tinh thần võ sĩ đạo trong nghệ thuật quản lý nhân sự

TTH - Trong thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cách mạng về quản lý nhân sự đã diễn ra tại Nhật Bản, góp phần đáng kể vào việc nâng vị thế của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thương trường quốc tế. Chính tinh thần võ sĩ đạo đã đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành nghệ thuật quản lý nhân sự của các công ty Nhật bản.

Trong quá trình phát triển đất nước, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống. Đó là các đức tính: Trung thành, trọng danh dự,  nhân từ,  ngay thẳng,  dũng cảm,  lễ phép,  biết tự kiểm soát mình và chân thực.

 Trong nghệ thuật quản lý nhân sự của các công ty Nhật Bản có thể thấy được cốt lõi của các đức tính đó như tính trung thành, trọng danh dự được thể hiện trong nghệ thuật quản lý: “Công việc làm trọn đời” của các công ty Nhật bản.

Tại Nhật Bản, “Công việc làm trọn đời” luôn là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời, ít đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn như TOYOTA. Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ, sa thải số công nhân tạm thời, hoặc thuyên chuyển sang các bộ phận sản xuất khác.

Ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể, góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn.

Các đức tính ngay thẳng (giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm); đức dũng cảm (dám xông vào nơi nguy hiểm, không sợ hy sinh bản thân, thấy việc nghĩa luôn làm, gặp nguy nan vẫn sáng suốt),  đã được thể hiện trong nghệ thuật “Khuyến khích sự tham gia của tất cả các nhân viên trong quá trình ra các quyết định của công ty mình làm việc”.

Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh.

Ví dụ như ở Isuzu, công nhân viên bầu ra những người có quyền đại diện cho mình vào hội đồng lao động của công ty. Về những vấn đề tài chính và kinh tế, Hội đồng lao động của Isuzu được cung cấp thông tin và được tham khảo ý kiến vào việc ra quyết định, nhưng Hội đồng không có quyền như các cổ đông vì mặc dù các cổ đông và nhân viên có số người đại diện như nhau, nhưng vị chủ tịch đại diện cổ đông là người có lá phiếu quyết định.

Các đức tính nhân từ,  lễ phép, chân thực, biết tự kiểm soát mình, thể hiện trong nghệ thuật quản lý “Làm việc theo nhóm”,  giúp mô hình này thành công qua việc thúc đẩy sáng tạo, cải tiến, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.

Tại Nhật Bản và các hoạt động đầu tư của Nhật Bản, người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi. Theo đó, các công nhân viên có thể luân phiên làm các công việc trong nhóm để giảm sự nhàm chán và phát triển khả năng thay thế phòng khi người nào đó trong nhóm vắng mặt. Ngoài ra, các nhóm công nhân viên còn kiểm soát chất lượng và tự sửa chữa máy móc của mình.

Từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Văn hóa Nhật Bản nói chung, tinh thần võ sĩ đạo nói riêng là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của nước Nhật.

Trần Quốc Thắng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

TIN MỚI

Return to top