ClockThứ Ba, 13/11/2012 05:49

Tình yêu cổ tích

TTH - Trong lần dự khai mạc triển lãm "Khát vọng" của các họa sĩ khuyết tật ở Tạp chí Sông Hương, chúng tôi rất xúc động khi được nghe kể về chuyện tình cảm động của chàng họa sĩ khuyết tật Nguyễn Tấn Hiền và vợ của anh - cô gái quê ở xã Phong Bình, (huyện Phong Điền) Nguyễn Thị Lý.

Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền sinh năm 1978 tại Buôn Ma Thuột, Đaklak, hiện sống tại Đà Nẵng. Năm 2002, sau khi xuất ngũ, anh thi đỗ vào Khoa Toán, Trường cao đẳng Sư phạm Đaklak. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Hiền ước mong trở thành thầy giáo nhưng không may bị tai nạn giao thông khi mới nhập học. Anh bị gãy cột sống, liệt hai tay, hai chân. Tai nạn không chỉ khiến anh dang dở ước mơ mà còn khiến mọi sinh hoạt vô cùng khó khăn.

 

Gia đình họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền

 

Mãi đến năm 2005, Hiền mới có điều kiện ra điều trị và phục hồi chức năng ở Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Đà Nẵng. Thời gian này, anh quen cô sinh viên thực tập chuyên ngành kỹ thuật phục hồi chức năng được phân công chăm sóc cho anh. Từ buổi đầu gặp gỡ anh Hiền, chị Nguyễn Thị Lý đã quý mến và cảm phục ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn của anh. Dù rất mặc cảm với số phận nhưng cuối cùng anh cũng bị tình yêu của chị chinh phục. Đến năm 2010, hai người kết hôn. Đám cưới của anh Hiền và chị Lý cũng thật đặc biệt. Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng Đà Nẵng đã tổ chức lễ cưới cho họ.

 

Từ năm 2008, khi đang điều trị tại bệnh viện, anh Hiền bắt đầu vẽ tranh. Ban đầu, đôi tay còn yếu chưa cầm được, anh nhờ bạn buộc cọ vào tay để tập vẽ. Ban đầu, anh vẽ bưu thiếp. Được nhiều người khen đẹp, anh bắt đầu vẽ tranh bằng chất liệu acrylic. Sống trong hạnh phúc, các tác phẩm của anh đều mang dáng dấp của tình yêu và gia đình, như: Hắn của ngày hôm qua, Cha và con, Hạnh phúc đơn sơ 1, Hạnh phúc đơn sơ 2, Niềm hạnh phúc của nàng, Suy ngẫm...

 

Họ đã sinh một cháu trai kháu khỉnh và cháu được đặt tên khá lạ: Nguyễn Tấn Hy Hữu. Có lẽ với anh Hiền, niềm hạnh phúc này rất hy hữu. Bây giờ, dù luôn vất vả trước bộn bề cuộc sống nhưng tổ ấm của họ lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Chuyện tình yêu - gia đình của chàng họa sĩ khuyết tật vượt qua tật nguyền Nguyễn Tấn Hiền và sự đảm đang, chịu khó của người phụ nữ Huế Nguyễn Thị Lý là câu chuyện đẹp như cổ tích trong thời hiện đại, là thông điệp tình yêu gửi đến mọi người.

 

Trang Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top