ClockThứ Ba, 14/02/2017 05:51

Tình yêu làm mỗi người tốt hơn lên

TTH - Trong số những mối tình đẹp, Nguyễn Quốc Dũng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Ái Trang (1992) là cặp đôi “ghi điểm” trong mắt nhiều người khi đắp xây hạnh phúc từ gian khó. Họ đã đi qua những “mùa yêu” ở Hội Người mù (HNM) tỉnh bằng tình cảm từ trái tim.

Chị Trang phụ chồng trong công việc

Những mùa valentine ấm áp

Đến cơ sở massage Niềm Tin 17.4, HNM tỉnh, nhiều người ấn tượng về cặp đôi Dũng – Trang. Mang thai đứa con đầu tiên đã 7 tháng, người vợ vẫn cất công ra nơi làm việc để phụ chồng. Nhìn hình ảnh hai người chăm sóc nhau, không ít người vị khách đến massage trầm trồ về hạnh phúc của họ.

Lớn lên ở HNM tỉnh, từ nhỏ cả hai đã biết nhau. Tuy ở và cùng sinh hoạt cùng một nơi, song do hai phòng nam, nữ tách biệt nên họ ít có điều kiện để thân thiết với nhau. Năm 2011, chị Trang vừa học chuyên ngành Ngữ văn ở Trường đại học Khoa học Huế, vừa làm ở cơ sở massage do anh Dũng phụ trách lễ tân. Sau những giờ phút làm việc mệt mỏi, hai người thường xuyên ngồi lại trò truyện và đây cũng là thời điểm mối tình bắt đầu “đơm hoa kết trái”.

Chủ động bày tỏ tình cảm và được người con gái mình yêu chấp nhận, nhưng Nguyễn Quốc Dũng không muốn tình yêu của mình bị “thiệt thòi” hơn những cô gái sáng mắt. Vài tháng sau khi mối tình chớm nở, anh Dũng dẫn người yêu ra mắt bạn bè trong dịp valentine kèm bó hoa với những lời chúc chân thật. Anh nhớ lại: “Nhận hoa, cô ấy rất hạnh phúc. Cứ thế, mỗi lần đến ngày lễ tình yêu, tôi lại không quên tặng hoa cho Trang. Tình yêu của chúng tôi lớn dần qua mỗi mùa valentine và đến năm 2015, cả hai đã quyết định về chung một nhà”.

So với những cặp đôi sáng mắt, tình yêu của họ còn mặn nồng hơn. Cùng chung hoàn cảnh, họ hiểu nhau trong từng chuyện nhỏ. Mỗi lần có người đau ốm, người còn lại đều tự động mua thuốc, săn sóc tận tình. Sau một ngày làm việc, học tập, thi thoảng họ dẫn nhau tìm đến các quán cà phê để trò chuyện, thư giãn. Thời điểm vợ mới mang thai, anh Dũng nằng nặc khuyên vợ ở nhà nghỉ ngơi. Cứ đến trưa, anh lại tranh thủ nấu ăn cho vợ. “Chúng tôi bị khiếm thị, thị lực yếu nhưng vẫn còn nhìn thấy. Đây là may mắn để thời gian yêu nhau, cả hai đã có những phút giây vui vẻ”, anh Dũng nói thêm.

Tình yêu sẽ mãi mãi...

Trước khi cưới, họ chủ động vạch kế hoạch cho tương tương lai. Khiếm khuyết đôi mắt nên cả hai không mơ nghĩ đến việc làm thu nhập cao mà hài lòng với công việc hiện tại ở cơ sở massage của HNM tỉnh. Mỗi ngày, họ có mặt từ sáng đến tối tại nơi làm việc, sau đó mới về sinh hoạt tại nhà. Hễ vợ bận, anh Dũng lại vào bếp nấu ăn, giặt giũ và làm các công việc nhà. Phía ngược lại, chị Trang cũng cố gắng lo chu toàn mọi thứ và giúp chồng trong nhiều công việc, nhất là mỗi lần về nhà chồng, chị đều chứng tỏ cho mọi người thấy mình là nàng dâu thảo thật sự. “Vợ tôi hiền lành và rất chu đáo. Khi nói chuyện thì nhẹ nhàng, làm việc lại siêng năng và thương yêu gia đình tôi. Đây là điểm mà tôi cảm tình với Trang từ lúc yêu đến tận bây giờ”, anh Dũng tự hào.

Vốn là người nóng tính nhưng từ khi yêu và cưới chị Trang, anh Dũng dần thay đổi. Những chuyện bất đồng quan niệm, anh đều nhường vợ. Anh Dũng giải thích, mọi sự thay đổi đều xuất phát từ tình yêu. Có vợ cũng là lúc bản thân cảm thấy cần phải chín chắn hơn. Mỗi khi thấy chuyện không vừa ý, anh lại nghĩ đến vợ mình rồi kiềm chế bản thân, hạn chế nóng nảy. Chính điều này đã giúp vợ chồng họ ít khi bất hòa.

Mới cưới nhau được hơn một năm, cặp đôi khiếm thị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Chị Trang cho rằng, để có được hạnh phúc thì từ lúc yêu đến khi cưới cả hai phải hiểu và cảm thông cho nhau. Người vợ phải khéo léo ứng xử, còn người chồng cần tâm lý và biết chia sẻ với vợ. Mỗi ngày đều xem như lễ valentine thì tình yêu sẽ mãi mãi.

Bài, ảnh: MINH TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1: Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

Đầu tháng 4/2024, Báo Thừa Thiên Huế có dịp cùng đoàn công tác đến với Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Giữa trùng khơi sóng vỗ, giữa tất bật cuộc lữ hành và cùng đoàn công tác thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân nơi đảo xa, những dòng ghi chép nóng hổi của Báo đã kịp gửi về đất liền.

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 1 Những chuyến tàu nặng tình yêu Tổ quốc

TIN MỚI

Return to top