ClockThứ Hai, 31/08/2020 06:39

Tờ báo cách mạng đặc biệt

TTH - Báo Việt Nam Độc Lập có nhiều đặc biệt: Là tờ báo cách mạng phát hành bí mật lâu nhất, số lượng phát hành lớn nhất; mở ra loại hình “báo của các tổ chức quần chúng” bên cạnh hệ thống báo chí của các tổ chức Đảng; có phong cách hết sức giản dị, dễ hiểu, rất hiệu quả để nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng cho quần chúng, đồng bào các dân tộc thiểu số; mang dấu ấn đặc biệt của một “Tổng biên tập đặc biệt”…

Khẳng định vai trò của Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạngKể chuyện làm báo cách mạng công khai ở Huế

Báo Việt Nam Độc Lập. Ảnh: Tư liệu

1. Năm 1940, tình hình chính trị quốc tế và Đông Dương chuyển biến nhanh chóng. Với sự nhạy cảm chính trị hiếm có và bề dày kinh nghiệm hoạt động cách mạng của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường trở lại Việt Nam. Ngày 28/1/1941, Người về tới Cao Bằng, trực tiếp cùng Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp đã đưa ra nhiều quyết sách chiến lược quan trọng với cách mạng Việt Nam. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh.

Là người hiểu rõ tác dụng của báo chí với sự nghiệp cách mạng, sau hội nghị, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập báo Việt Nam Độc Lập, làm vũ khí tuyên truyền cho đông đảo đồng bào vùng căn cứ địa cách mạng. Từ ngày 1/8/1941, khi ra mắt số đầu tiên (số 101), báo Việt Nam Độc Lập là “cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao Bằng”. Những năm sau đó, khu căn cứ địa mở rộng, Việt Nam Độc Lập trở thành cơ quan của Liên Tỉnh hội Việt Minh Cao Bằng - Bắc Cạn (từ số 229 đến số 286), rồi trở thành tờ báo của Việt Minh ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng (từ số 287 đến số 325). Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, báo còn tiếp tục xuất bản một thời gian nữa. Đây là tờ báo cách mạng phát hành bí mật lâu nhất, số lượng phát hành lớn nhất. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã sưu tập được hơn 200 số báo Việt Nam Độc Lập và năm 2000 đã xuất bản lại toàn văn các số báo. Đây là tài liệu quý với các nhà nghiên cứu và cũng là tư liệu cho các đời sau.

2. Báo Việt Nam Độc Lập nêu rõ mục đích của mình là: “cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho “Việt Nam độc lập”, bình đẳng, tự do” (số 101). Các trang báo phản ánh nhiều mặt phong trào cách mạng ở vùng căn cứ địa Việt Bắc trong giai đoạn từ cuối năm 1941 đến năm 1945. Mặc dù chỉ in trên khổ giấy 20 x 30 cm, mỗi tháng ra ba kỳ, mỗi kỳ hai trang nhưng nội dung của báo khá phong phú, toàn diện. Báo kêu gọi toàn dân đoàn kết, kêu gọi, cổ động mọi tầng lớp Nhân dân từ phụ lão, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi đến binh sĩ, hào lý, trí thức... tham gia Việt Minh. Báo tố cáo tội ác của phát xít Nhật, đế quốc Pháp đàn áp, bóc lột dân ta. Báo hướng dẫn đồng bào giữ bí mật, tham gia luyện tập quân sự, bảo vệ cơ quan, chống khủng bố, phòng địch càn phá...

Trước những biến động nhanh chóng của tình hình như Nhật đảo chính Pháp, Đức bại trận, Nhật bại trận..., báo đều kịp thời đưa tin, bình luận và nêu rõ những đối sách của ta. Trong hơn 4 năm, báo Việt Nam Độc Lập là một công cụ rất hiệu quả để nâng cao dần trình độ giác ngộ cách mạng của quần chúng; hướng dẫn, huấn luyện quần chúng tham gia công tác cách mạng ngày càng tích cực hơn... Đặc biệt, trên các số 219, 220 ra ngày 10/6/1945 và ngày 20/6/1945, báo đã đăng bài Một cái tệ phải bỏ! và bài Chống cái tệ quan cách mạng. Những căn bệnh quan liêu, quan dạng, tham ô, tham nhũng, coi thường dân đã được Hồ Chí Minh và Đảng phát hiện, đấu tranh từ khi nó chưa kịp có điều kiện lây lan trên diện rộng.

3. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo báo Việt Nam Độc Lập. Người vừa là “Tổng biên tập” vừa là người viết nhiều bài nhất cho báo, nhiều khi kiêm cả hoạ sĩ vẽ tranh tuyên truyền và minh họa trên báo, có lúc tham gia vào việc in báo...Với báo Việt Nam Độc Lập, Nguyễn Ái Quốc đã chuyển sang một phong cách làm báo hết sức giản dị cho quần chúng, đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là “linh hồn” của báo Việt Nam Độc Lập từ khi báo ra đời (tháng 8/1941) đến tháng 8/1942, khi Người đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong 14 tháng sau đó. Đồng chí Phạm Văn Đồng thay Người phụ trách tờ báo cho đến tháng 4/1945. Cho đến nay vẫn chưa xác minh được chính xác Hồ Chí Minh đã có bao nhiêu bài viết cho Việt Nam Độc Lập trong trên dưới 170 số báo. Trong Hồ Chí Minh - Toàn tập (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) mới chỉ in khoảng 20 bài. Gần đây, qua khai thác và khảo sát thấy rõ trên tờ Việt Nam Độc Lập có nhiều bài xã luận, các bài viết có tính chỉ thị, chỉ đạo, phổ biến chủ trương, đường lối với vị trí của người lãnh đạo cao nhất, với cách viết giản dị, hóm hỉnh, sâu sắc, gợi ý, nêu vấn đề mà không áp đặt... Những bài này mang những nét văn phong đặc sắc khiến có thể tin rằng những bài đó do Hồ Chí Minh viết. Dưới những bài này phần lớn không ký tên hoặc ký “Bác Vọng”, BV hoặc lấy một tên người, tên tổ chức có liên quan đến nội dung bài viết (ví dụ bài viết về vấn đề phụ nữ lấy bút danh Phụ nữ hoặc ký Việt Nam Độc Lập; VNĐL; Ban tỉnh...). Số bài báo này ước lượng khoảng 50 bài, có thể coi là ít so với số báo xuất bản mặc dù trong thời gian này có một thời gian Hồ Chí Minh đi công tác ở nước ngoài. Đây vẫn là vấn đề hấp dẫn còn mở ra với các nhà nghiên cứu.

TS.Ngô Vương Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 - 1/1/2024)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

Sinh thời đồng chí Nguyễn Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, vị tướng quân đội mưu lược tài năng, mà còn là một nhà báo cách mạng bậc thầy, một cây bút chính luận sắc bén. Ông đã luận giải được những câu hỏi nóng bỏng từ đồng ruộng đến chiến trường, từ cơm áo người nông dân đến chiến lược đánh giặc giữ nước. Đồng chí có nhiều bí danh, bút danh như: Trường Sơn, Phan Chinh, Bích, Triều Dương, Hà, Sáu Di, Sáu, Ý, Thao, Hạ sĩ Trường Sơn ký dưới nhiều tác phẩm sách, báo… được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế
Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2023)
Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.

Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười
Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

Đầu tháng 6 năm 1946, suốt mấy hôm liền, Nha Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ đã cho chiếu tại Nhà Đại chúng (Trụ sở Hội Quảng tri cũ đóng ở đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) ở Thuận Hóa hai cuốn phim “Sức sống của 25 ngàn dân Việt trên đất Pháp” và “Cuộc tiếp đón phái bộ Phạm Văn Đồng của Việt kiều ở Pháp”. Đêm cuối cùng hai cuốn phim này được đem ra chiếu giữa trời tại vườn hoa Nguyễn Hoàng, đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiếu hai cuốn phim đã thu hút hơn một vạn người đến xem, đứng kín cả công viên và tràn ra đường phố.

Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

TIN MỚI

Return to top