ClockThứ Sáu, 06/07/2018 06:55

Tổ chức lễ tế đàn Âm hồn 2018

TTH.VN - Sáng sớm 6/7, tại di tích lịch sử văn hóa đàn Âm hồn (73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ tế âm hồn, để tưởng nhớ, cầu mong cho những linh hồn, đồng bào vong thân trong chiến tranh được siêu thoát.

Lễ tế đàn Xã Tắc : Khát vọng hòa hợp giữa con người với thiên nhiênTrang nghiêm lễ tế Giao

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ lễ tế 

Đàn Âm hồn được triều đình nhà Nguyễn cho lập sau khoảng 7 năm, ngày xảy ra sự kiện Kinh đô thất thủ (ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu - 1885) để làm nơi tưởng niệm những đồng bào, binh sĩ yêu nước đã anh dũng hy sinh, không chịu khuất phục trước áp bức của thực dân Pháp.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, lễ tế âm hồn có lịch sử lâu đời, không riêng gì Việt Nam mà ở các nước phương Đông, chịu ảnh hưởng của nho giáo, đạo giáo và Phật giáo và trở thành nét văn hóa của các dân tộc. Riêng ở Huế, lễ tế âm hồn còn là dịp để tưởng nhớ “Quốc nạn” thất thủ Kinh đô, khi hàng nghìn người, từ người già, trẻ em, binh lính… đã bị chết khi thực dân Pháp xâm lược.

Đây là năm thứ hai mà lễ tế âm hồn tại đàn Âm hồn được tổ chức. Trước đó, vào năm 2017, lần đầu tiên tổ chức đại lễ cầu siêu. Năm nay, lễ tế được phục dựng bài bản hơn, như hình thức xưa. Ông Phan Thanh Hải thông tin, trung tâm tìm được Châu bản thời vua Duy Tân ghi rất rõ quy cách của việc tổ chức lễ tế âm hồn, gồm các các án tế, các bài vị, trên bài vị được ghi nội dung rất cụ thể; quy định về các lễ phẩm, đủ tam sanh; giấy tiền, vàng mã cũng có quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, trong Châu bản có ghi rất rõ giờ tế là đầu khắc canh 5. Các lễ tế của triều đình Nguyễn đa số tổ chức vào canh 3-5, lúc sáng sớm, điều này khác với quan niệm trong dân gian cúng âm hồn sau giờ trưa.

Qua thăm dò, đã phát hiện nền móng của đàn Âm hồn. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã  có kế hoạch phục dựng lại đàn để hàng năm tổ chức lễ tế, nơi người dân có thể đến tổ chức lễ thường xuyên.

Việc tổ chức lễ tế đàn Âm hồn không chỉ thể hiện sự tôn trọng lễ nghi, đạo lý dân tộc và hợp lòng dân, mà còn là dịp nhắc nhở mọi người dân về một bài học lịch sử của quê hương.

Hàng năm cứ vào dịp 23/5 âm lịch, người dân Huế đều tổ chức các lễ cúng rất trang trọng ở các tuyến đường, để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong sự kiện Kinh đô thất thủ. Trải hơn 130 năm, đây là một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, cầu mong đồng loại mình siêu thoát.

Một số hình ảnh tại lễ tế đàn Âm hồn sáng sớm 6/7:

Lễ tế trong không khí trang nghiêm

Đội lễ nhạc trong lễ tế

Lãnh đạo tỉnh và các quan, ban ngành đến tham gia lễ tế

Vật lễ có đủ tam sanh

Lễ tế đàn Âm hồn thể hiên tính nhân văn, cầu mong cho các vong linh siêu thoát

Người dân đến thắp hương, tưởng nhớ những người đã mất

Clip lễ tế

Tin, ảnh, clip: Đức Quang

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn”

Chiều 17/3, tại Công viên 3/2, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế phối hợp Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đêm nhạc không thu phí “Nhớ Trịnh Công Sơn”.

Đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn”
Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương

Ngày 12/12, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Phong Chương, huyện Phong Điền tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày mất danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2023).

Tưởng nhớ danh tướng Nguyễn Tri Phương
Return to top