ClockThứ Ba, 21/07/2015 13:08

Tòa soạn – Bạn đọc: Phản hồi về bài báo “Rừng tự nhiên ở Dương Hòa đang bị xâm hại”

TTH.VN - Báo Thừa Thiên Huế Online ngày 10/7/2015 có bài viết “Rừng tự nhiên ở Dương Hòa đang bị xâm hại” của phóng viên Hoàng Triều – Hà Nguyên. Nội dung của bài báo đề cập đến việc phá rừng, lấn chiếm rừng tại các tiểu khu 165, 168 thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy.

Sau khi đăng tải, Báo Thừa Thiên Huế đã nhận được thông tin phản hồi của Chi cục Kiểm lâm tỉnh xung quanh vấn đề trên. Báo Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao tinh thần và trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và xin được giới thiệu nội dung phản hồi như sau:

Ngày 13 và 14/7, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với BQLRPH Hương Thủy kiểm tra tại các tiểu khu rừng đề cập trong bài báo, kết quả kiểm tra thực địa như sau:

Tiểu khu 165: Toàn bộ diện tích tiểu khu này là rừng trồng của BQLRPH Hương Thủy, được phép khai thác theo Quyết định số 820/QĐ-UBND ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng năm 2014. Hiện nay BQL đã khai thác xong 112,89 ha và đã bàn giao cho UBND xã để có phương án bàn giao cho các hộ dân để trồng rừng sản xuất. Diện tích còn lại là 104, 31 ha đang được tiến hành khai thác để tiếp tục bàn giao.

Tiểu khu 168: Theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020 và Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 9/1/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về duyệt kết quả rà soát quy mô quản lý rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 của các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng và các Công ty Lâm nghiệp, tiểu khu này là rừng trồng keo của người dân xã Dương Hòa, rừng trồng kém chất lượng nên có một số loài cây mọc nhanh như Ngái, Ba soi, Bai bai xen lẫn, hiện nay các hộ đang khai thác để trồng lại.

Theo dọc một số tuyến đường ông Lâm (địa danh trong bài báo) đoàn kiểm tra tìm thấy một số cây Bai bai, Ngái, Ba soi đã được cắt khúc, để khô, làm củi dọc tuyến đường.

Tiểu khu 173: BQLRPH Hương Thủy đã có hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng rừng phòng hộ với diện tích 600ha được Sở NN&PTNT phê duyệt về việc trồng rừng dự án JICA II, trong đó, năm 2014 đã trồng 300 ha keo xen bản địa; năm 2015, BQL tiếp tục trồng 300 ha (hiện tại, BQLRPH Hương Thủy đã phát 30 ha theo đúng quy trình).

Như vậy, kết quả kiểm tra cho thấy, việc phá rừng tự nhiên với các loại cây gỗ tự nhiên như Gõ, Lim, Sao, Chò bị chặt hạ (như phản ánh của bài báo) là không đúng trên thực tế.

Chi cục Kiểm lâm đang tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy tăng cường công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các chủ rừng tiếp tục công tác giám sát địa bàn, kiểm soát, ngăn chặn các vụ lấn chiếm, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân địa phương tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng, hướng dẫn Nhân dân địa phương sử dụng và phát triển rừng đúng quy định của pháp luật.

Thừa Thiên Huế Online hoan nghênh Chi cục Kiểm lâm đã kịp thời kiểm tra, hồi âm. Một số thông tin trong bài viết chưa chính xác, BBT báo sẽ tiến hành kiểm tra, làm việc với tác giả bài viết để nghiêm túc rút kinh nghiệm và xử lý theo đúng quy định của cơ quan và Luật Báo chí.

Thừa Thiên Huế Online
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top