Thế giới Thế giới
Tội phạm mạng gây tổn thất hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020
TTH.VN - Theo báo cáo do Công ty Phần mềm An ninh Toàn cầu Mỹ McAfee và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện vừa được công bố, tội phạm mạng được dự báo sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 50% kể từ năm 2018.
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã cảnh báo vắc-xin ngừa COVID-19 có thể là mục tiêu của nhiều nhóm tội phạm. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Báo cáo kết luận rằng, tổn thất từ hoạt động tội phạm trực tuyến chiếm hơn 1% sản lượng kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng gây ra những tác động phi tiền tệ đáng kể.
Trong đó, các nhà nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng của một loạt các cuộc tấn công mạng. Một số sự gia tăng có thể là do tình trạng bảo mật yếu hơn, khi có nhiều người hơn làm việc từ xa bên ngoài nơi làm việc.
Ông Steve Grobman, Giám đốc Kỹ thuật của công ty McAfee cho biết: “Mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cuộc tấn công mạng vào các doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong bối cảnh kỹ thuật phát triển, các công nghệ mới mở rộng bề mặt mối đe dọa, cũng như tính chất công việc mở rộng sang môi trường ở nhà và từ xa”.
Báo cáo dựa trên một cuộc khảo sát đối với 1.500 chuyên gia công nghệ trong Chính phủ và doanh nghiệp ở Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Australia.
Theo đó, tác động của tội phạm mạng bao gồm những tổn thất về tài sản trí tuệ và tài sản tiền tệ, đồng thời cũng bao gồm thời gian ngừng hoạt động của hệ thống và tổn hại đối với danh tiếng của tổ chức.
“Không có gì bí ẩn khi tội phạm mạng có thể gây tổn hại đến an toàn công cộng, phá hoại an ninh quốc gia và gây thiệt hại cho các nền kinh tế. Những gì ít được biết đến là những tổn thất tiềm ẩn mà các tổ chức có thể không nhận thức được, chẳng hạn như những cơ hội bị mất đi, các nguồn lực bị lãng phí và tinh thần nhân viên bị tổn hại”, các nhà nghiên cứu lưu ý.
Bên cạnh đó, một điểm đáng quan ngại là chỉ có 44% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ có sẵn kế hoạch để ngăn chặn và ứng phó với những sự cố an ninh.
Báo cáo nói trên được công bố trong bối cảnh làn sóng của những cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức chăm sóc sức khỏe giữa đại dịch COVID-19 toàn cầu và tin tức cho rằng, tin tặc đang nhắm vào chuỗi cung ứng vắc-xin ngừa COVID-19.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ (17/04)
- Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEAN (17/04)
- Nhật Bản nỗ lực để tổ chức thế vận hội, các nước khác chống dịch trong cùng tâm thế (17/04)
- Tổng thống Biden đề cử ông Marc Knapper làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam (16/04)
- Brexit ảnh hưởng đến trung tâm tài chính London nghiêm trọng hơn dự kiến (16/04)
- Nghiên cứu mới khẳng định hiệu quả của vaccine COVID-19 AstraZeneca (16/04)
-
WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ