ClockThứ Năm, 04/04/2019 09:53

Tôn dán tường

TTH - Thời gian gần đây, kiểu sử dụng vật liệu kiến trúc "lên ngôi ": đóng áp tôn vào tường, với mục đích chống ẩm.

Thấy hiện tượng này lạ góp phần làm xấu kiến trúc, cảnh quan thành phố, tôi tham khảo ý kiến của một số kiến trúc sư. Nhiều người cho rằng, chưa hẳn nó có tác dụng chống ẩm như người sử dụng suy nghĩ. Trong lý thuyết sử dụng vật liệu xây dựng, chưa có lý thuyết nào nói về điều này.

Ai cũng biết, thường vào mùa đông, độ ẩm trong không khí ở Huế rất cao. Có những mùa đông, mưa cứ rả rích kéo dài đến 40 -50 ngày. Người viết bài này có ngôi nhà, may mắn khi thiết kế, kiến trúc sư đã cho làm nhiều mái che về bốn phía, tức là hạn chế tối đa mưa tạt trực tiếp vào tường nhà. Thế nhưng qua mỗi mùa đông kéo dài, vào những ngày bắt đầu đón nắng, tức là nhiệt độ ấm dần lên, nền nhà và các vách tường phía trong bắt đầu rịn nước. Chúng ta có thể cảm nhận rất rõ như chạm vào nước khi lấy bàn tay quẹt vào vách tường, chỉ cần lau một mét vuông đã có thể ướt cả một chiếc khăn.

Một kiến trúc sư cho biết: rất khó. Độ ẩm là từ trong không khí. Làm sao mà tôn ngăn được không khí!? Có khi vì làm bí bức tường nên khi nắng lên, độ ẩm khó thoát nhanh làm cho bức tường ngày càng ẩm hơn.

Trong khi lý thuyết chưa phân tích mặt tích cực khi sử dụng vật liệu xây dựng kiểu này, việc áp tôn vào vách tường đã ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi nhà và yếu tố thẩm mỹ. Nếu nhiều nhà sử dụng vật liệu theo kiểu này chắc chắn nó ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Có một ảnh hưởng khác, đó là cứ tưởng nhà của mình, mình muốn sử dụng vật liệu như thế nào là quyền của mình nhưng thực tế không phải vậy, nó ảnh hưởng đến người khác. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, theo nguyên lý khúc xạ, ánh sáng có khi chiếu vào nhà hàng xóm hoặc một nơi công cộng nào đó, có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Tôi có đọc một bài viết nói về việc quản lý xây dựng ở Singapore, có những khu vực họ quản lý cả màu sơn. Không phải anh muốn sơn màu gì, kiểu gì cũng được. Có thể trên cùng một con phố, nhiều nhà sử dụng các màu sắc khác nhau nhưng phải được một cơ quan quản lý về phát triển đô thị (có lẽ chức năng như Sở Xây dựng ở nước ta) cho phép. Họ thẩm định rất kỹ. Màu sắc sử dụng phải hài hòa. Tuy không đồng bộ các màu ở các nhà nhưng xét về tổng thể nó phải tôn lên vẻ đẹp không gian chung. Chúng ta hình dung nó như một bức tranh đẹp nhiều màu sắc, được vẽ bởi một họa sĩ có tay nghề cao.

Mong muốn ngôi nhà mình không bị thấm, ẩm mốc… là một nhu cầu chính đáng của người dân. Không phải ai cũng có điều kiện làm nhà mái nhiều để chống tạt, chống ẩm. Chúng ta thử xem kiến trúc Pháp trên đất Huế. Và có lẽ nhiều nơi khác như Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa… cũng vậy. Ngoài hình dáng kiến trúc, họ nghiên cứu rất kỹ về khí hậu, độ ẩm… thậm chí là thủy văn.

Tôi nhớ trận lụt lịch sử năm 1999 ở Huế, hầu hết các nơi trong TP. Huế bị ngập thì có một nơi, đó là Đài Phát thanh Thừa Thiên Huế (19 – Lê Lợi), sát bên cầu Trường Tiền, nay là công viên đặt tượng Phan Bội Châu không bị ngập. Điều này chắc không phải ngẫu nhiên mà họ nghiên cứu rất kỹ về điều kiện thủy văn.

Nhìn lại mình, chúng ta thấy nhiều khu đô thị mới được quy hoạch, không hiểu các nhà quy hoạch, kiến trúc tính toán như thế nào chứ nhiều trận lụt, chưa phải là lớn lắm thì nhiều đường phố đã ngập.

Cách đây mấy năm, khu quy hoạch sau Trường Nguyễn Tri Phương, khi lụt đã phát sinh một dịch vụ là các xe cẩu chở các xe ô tô cá nhân lên khu vực cao ráo. Và tất nhiên, chủ nhân của hàng loạt chiếc ô tô này phải trả một khoản tiền.

Có lẽ, các nhà nghiên cứu xây dựng nghiên cứu hoặc tra cứu các tài liệu nào đó nói về việc chống thấm chống ẩm để “bày vẽ” cho người dân để thay thế cho cách “chống thấm bằng cách ốp tôn vào tường”. Có thể chỉ ra những vật liệu sử dụng hiệu quả trên các mặt: chống thấm chống ẩm tốt, hiệu quả về mặt kinh tế…

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ảm đạm ngành xây dựng dân dụng

Thông thường vào dịp cuối năm là thời điểm nhiều người chạy đua thời gian để xây dựng, sửa chữa tân trang nhà cửa để đón tết. Tuy nhiên, năm nay không khí này khá ảm đạm.

Ảm đạm ngành xây dựng dân dụng
Thanh tra việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp

Ngày 2/8, Chánh Thanh tra tỉnh Lương Bảo Toàn cho biết, Thanh tra tỉnh vừa công bố quyết định thanh tra về việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp & PTNT, các đơn vị khai thác khoáng sản và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thanh tra việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp
Cát nhân tạo dần thay thế cát tự nhiên

Cát tự nhiên là tài nguyên không tái tạo kịp và dần cạn kiệt khi khai thác, sử dụng quá mức. Việc sử dụng cát nhân tạo được xay từ đá dần thay thế cát tự nhiên trong xây dựng là cần thiết, đang được một số doanh nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh.

Cát nhân tạo dần thay thế cát tự nhiên
Quản lý mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng

Với 19 mỏ làm vật liệu san lấp (VLSL) đang khai thác trên địa bàn tỉnh, quá trình hoạt động đã phát sinh nhiều bất cập. Ngành chức năng đang triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Quản lý mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top