Tổn thương tâm lý ở lứa tuổi mầm non sẽ gây tác hại rất lâu dài
TTH.VN - Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội lưu ý, các phụ huynh có con lứa tuổi mầm non cần hết sức cảnh giác, quan sát kỹ con sau giờ học, nếu trẻ có biểu hiện không bình thường, cần đặt vấn đề tìm hiểu, giải quyết ngay. Mỗi tổn thương tâm lý ở lứa tuổi mầm non sẽ gây tác hại rất lâu dài.
Trẻ bị “bạo hành” sẽ bị sang chấn tâm lý rất lớn!
Nhiều sự kiện trẻ mầm non bị cô giáo bạo hành gần đây đã gây bức xúc dư luận. Mặc dù đó chỉ là những “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng đó cũng là một tình trạng đáng báo động về đạo đức giáo viên, kỹ năng dạy trẻ và đặc biệt không có trách nhiệm và thiếu tình thương đối với trẻ.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, về hậu quả của việc bạo hành trẻ là rất lớn, cháu bé bị ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề dẫn tới hiện tượng sang chấn tâm lý. Nếu cháu bé nào bị “bạo hành” như các trường hợp mà báo chí phản ánh gần đây, gia đình cần theo dõi hàng ngày các biểu hiện tâm lý, hành động. Nếu thấy có hiện tượng chậm nói, quấy khóc, sợ hãi… cần đưa cháu đi tư vấn, chăm sóc về tâm lý.
Tiến sĩ Lâm lưu ý, các phụ huynh có con lứa tuổi mầm non cần hết sức cảnh giác, quan sát kỹ con sau giờ học, nếu trẻ có biểu hiện không bình thường, cần đặt vấn đề tìm hiểu, giải quyết ngay. Mỗi tổn thương tâm lý ở lứa tuổi mầm non sẽ gây tác hại rất lâu dài.
Bộ GD-ĐT cần rà soát lại việc đào tạo giáo viên mầm non
Biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng “bạo hành” trẻ ở trường học, Tiến sĩ Lâm cho rằng, ngành giáo dục cần trang bị kỹ năng, kiến thức cho giáo viên và cán bộ quản lý. Với công tác đào tạo giáo viên mầm non phải chính quy, không được đào tạo ngang tắt. Hoạt động trong lĩnh vực này, giáo viên cần hiểu rõ chuẩn mực, nhận thức được vai trò giáo dục mầm non, có lương tâm nghề nghiệp.
Tiến sĩ Lâm kiến nghị, Bộ GD-ĐT cần rà soát lại việc đào tạo giáo viên mầm non, không thể có chuyện không thi đỗ được vào đâu thì vào học mầm non. Bên cạnh đó, phải xét đến việc đãi ngộ giáo viên mầm non tương xứng với sự vất vả của họ.
Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác tổ chức quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trước tình trạng chung còn yếu kém. Phụ huynh cần tăng cường giám sát hoạt động nhà trường theo tinh thần dân chủ, công khai…
Theo Dantri
- Quan tâm đến chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT (06/07)
- Sớm đưa Đại học Huế thành Đại học Quốc gia (06/07)
- 13.365 thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (06/07)
- PGS.TS Lê Anh Phương được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Đại học Huế (06/07)
- Thi THPT 2022: Giữ tâm lý vững vàng trong phòng thi (05/07)
- Cân nhắc khi chọn tổ hợp môn học lựa chọn (05/07)
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022 (04/07)
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 (04/07)
-
Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
-
Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh
- Các trường hợp thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2022