ClockThứ Hai, 28/06/2021 13:32

Tôn vinh giá trị gia đình

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương làm tốt công tác giữ gìn truyền thống và phát huy giá trị văn hóa gia đình.

Mỗi gia đình tiêu biểu là một tế bào tốt của xã hộiTuyên dương 41 gia đình công nhân, viên chức lao động tiêu biểuCác thành viên Hội đồng Bảo an bàn về thúc đẩy bình đẳng giới ở Sahel

 Hội thi về gia đình hạnh phúc do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Gìn giữ truyền thống gia đình

Tôi ấn tượng với hình ảnh hạnh phúc của gia đình anh Huỳnh Thế Tiến (phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy). Không giàu có, khấm khá nhưng gia đình anh Tiến luôn đầy ắp tiếng cười. Với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mái ấm này đã tạo được nguồn vui chung, gắn kết mọi thành viên trong gia đình nhờ biết cách vun vén hạnh phúc.

Kết hôn năm 1998, hai đứa con lần lượt ra đời khỏe mạnh, nếp tẻ đủ cả. Với vợ chồng anh Tiến, thế là hạnh phúc. Thế nên, dù kinh tế rất khó khăn khi thu nhập từ đồng lương giáo viên của anh và nghề may của chị ít ỏi nhưng họ luôn lạc quan. Càng chung sống, vợ chồng họ càng hiểu, thông cảm và yêu thương nhau hơn.

Anh Tiến chia sẻ: “Gia đình mình rất bình đẳng, khi có chuyện, vợ chồng cùng trao đổi, phân tích ai đúng, ai sai để giải quyết, chia sẻ. Quan trọng nhất là hai vợ chồng cùng đồng lòng, nhất trí. Trước khi làm gì hay quyết định mọi việc, chúng tôi thường hỏi ý kiến nhau. Từ đó, hai người đều thấy mình được tôn trọng và cố gắng hơn nữa để vun vén cho gia đình được hạnh phúc”.

Theo anh Tiến, điều may mắn của gia đình anh là được kế thừa nền tảng đạo đức, gia phong của cha mẹ. Vợ chồng anh chị cũng truyền cho con nề nếp gia đình mà mình được dạy dỗ từ nhỏ. Đó sẽ là vốn liếng để các con anh làm hành trang vào đời. Duy trì mái ấm hạnh phúc, gia đình anh Tiến nhiều lần được tuyên dương là gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc của phường, thị xã và tỉnh. Sự ghi nhận này cũng là động lực giúp họ nỗ lực hơn để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Truyền thống văn hóa Huế, con người Huế, môi trường xã hội ở Thừa Thiên Huế là những yếu tố thuận lợi trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình. Đây cũng là nền tảng để phát huy, phù hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Nhà nghiên cứu, dịch giả Bửu Ý kể: “Nhiều người bạn của tôi ở Bắc vào, Nam ra, thấy gia đình Huế, họ rất mến, ngưỡng mộ và cho rằng đáng làm gương cho nhiều nơi khác”.

Hội thi "Gia đình hạnh phúc" do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Đầu tư cho công tác gia đình

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Cứ vào dịp 28/6, các cấp, ngành, đoàn thể lại có những hoạt động thiết thực để tôn vinh gia đình. Đây cũng là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Từ đó, công tác gia đình được các địa phương quan tâm hơn; các ngành, đoàn thể cùng vào cuộc trong triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác gia đình, đặc biệt là phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ).

Hiện nay, toàn tỉnh có 38 mô hình PCBLGĐ chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hoạt động của CLB gia đình phát triển bền vững được tổ chức thường xuyên, lồng ghép vào sinh hoạt thôn, tổ dân phố với 122 CLB. Có 296 nhóm PCBLGĐ sẵn sàng phản ứng nhanh, kịp thời can thiệp các vụ bạo lực. Đời sống gia đình được cải thiện về vật chất và tinh thần, trẻ em được gia đình và toàn xã hội quan tâm, nhất là trong giáo dục hình thành và phát triển nhân cách. Tỷ lệ gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em tăng lên 95%. Tỷ lệ người cao tuổi được con, cháu chăm sóc, phụng dưỡng đạt 99%.

Ông Nguyễn Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, đến nay, chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh cơ bản đạt được những mục tiêu nhất định: nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo các cấp, ngành, của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Công tác quản lý nhà nước về gia đình, đặc biệt là công tác PCBLGĐ được chú trọng, xây dựng cơ chế thực hiện Luật PCBLGĐ, cơ chế phối hợp liên ngành, hướng dẫn thu thập số liệu và xử lý vi phạm hành chính trong PCBLGĐ, góp phần giảm BLGĐ trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2020-2030, tỉnh sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình. Bên cạnh việc quan tâm lãnh, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi gia đình, sẽ đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể, huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác gia đình. Ngoài ra, chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra, dự báo về gia đình, nhất là nghiên cứu các giá trị truyền thống và những giá trị mới, tiên tiến của gia đình; nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top