ClockThứ Bảy, 06/05/2017 14:41

Tổng dư nợ cho vay nông nghiệp công nghệ cao đạt 26.000 tỷ đồng

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, đến nay các ngân hàng đã cho vay 26.000 tỷ đồng trong chương trình gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nông nghiệp công nghệ cao.

Đại diện NHNN cho biết: Hiện có 8 ngân hàng thương mại đăng ký số vốn hơn 100.000 tỷ đồng, dành cho các đối tượng đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp nông thôn theo Quyết định 813 của NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ.

Trang trại trồng nấm tạo công ăn việc làm cho người lao động . Ảnh minh họa: Quang Thái/TTXVN

Tổng dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao đạt 26.000 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng, trong đó 3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp. Cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ, chiếm 84% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng, hiện chưa phát sinh nợ xấu.

“Quyết định 813 của NHNN ban hành vừa qua cũng trên cơ sở thống nhất với Bộ NN&PTNT những điều kiện quy định, để tránh việc lợi dụng vì cho vay theo gói này thấp hơn thông thường từ 1 đến 1,5%/năm”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nói.

Theo NHNN, một trong những yếu tố các ngân hàng khi cho vay đều phải tính đến hiệu quả, tức là người vay có trả nợ được không. Ví dụ, lợn vừa rồi tiêu thụ không được, lập tức nợ xấu xuất hiện. Nợ xấu này do tính chất khách quan của nền kinh tế đưa lại chứ không phải do ngành ngân hàng tạo ra.

“Nếu như sản xuất, đầu tư không phù hợp cầu thị trường, nhu cầu của nền kinh tế, thì không tiêu thụ được sản phẩm. Muốn thế phải tránh làm theo phong trào. Muốn đạt được điều đó, ở góc độ tổng thể của nền kinh tế, chúng tôi cũng phân tích đến ngưỡng nào thì nó là điểm hài hoà giữa cung và cầu của nền kinh tế; tránh sau này đầu tư nhiều quá khiến cung vượt quá cầu, không tiêu thụ được hoặc suất đầu tư cao quá thì việc trả nợ sẽ khó khăn, khi đó dẫn đến nợ xấu, nợ khó đòi”, lãnh đạo NHNN chia sẻ.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa

Có vẻ như là một nghịch lý trong thời điểm hiện nay trong mối quan hệ tín dụng: ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp (DN) cần vốn; không cân đối được nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Ví dụ như Agribank, một vị lãnh đạo ngân hàng này cho biết, ngân hàng huy động 100 đồng thì chỉ cho vay ra được 80 đồng.

Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa
Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top