Thế giới

Tổng Giám đốc WHO: Nguy cơ phong tỏa trở lại vẫn hiện hữu

ClockThứ Năm, 07/05/2020 10:51
Theo WHO, nguy cơ trở lại phong tỏa vì COVID-19 vẫn hiện hữu nếu các quốc gia không giám sát quá trình nới lỏng này một cách hết sức thận trọng và thực hiện theo từng giai đoạn.

Lo ngại “làn sóng dịch bệnh thứ 2”khi các lệnh phong tỏa được nới lỏngMở cửa lại kinh tế hay sức khoẻ cộng đồng?Hàng triệu trẻ em đối mặt với các mối nguy hại trực tuyến trong thời kỳ phong tỏaPháp gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 11/5

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. Nguồn: DW

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia cân nhắc nới lỏng các quy định phong tỏa được áp đặt để chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ngày 6/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo rằng các biện pháp giải tỏa cần được thực hiện hết sức thận trọng.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva, Thụy Sĩ, ông Tedros nhấn mạnh: "Nguy cơ trở lại phong tỏa vẫn hiện hữu nếu các quốc gia không giám sát quá trình nới lỏng này một cách hết sức thận trọng và thực hiện theo từng giai đoạn."

Ông Tedros nhắc lại 6 tiêu chí mà WHO khuyến nghị các nước cần cân nhắc, bao gồm giám sát triệt để; cách ly; xét nghiệm và điều trị mọi trường hợp; theo dõi dịch tễ; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch tại nơi làm việc và trường học; người dân hoàn toàn hợp tác trong điều kiện "bình thường mới" sau phong tỏa.

Ông Tedros nêu rõ đến nay hơn 3,5 triệu trường hợp mắc COVID-19 và gần 250.000 ca tử vong đã được báo cáo với WHO, và kể từ đầu tháng 4 vừa qua, trung bình mỗi ngày khoảng 80.000 ca nhiễm mới được báo cáo mỗi ngày.

Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh: "Đây không chỉ là những con số, mà mỗi trường hợp là một người mẹ, người cha, con trai, con gái, người anh, người chị hay người bạn."

Cũng tại cuộc họp báo, chuyên gia dịch tễ học Maria Van Kerkhove của WHO cảnh báo: "Nếu các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ quá nhanh, virus SARS-CoV-2 có thể tăng tốc trở lại."

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng và các hoạt động kinh tế ngừng trệ.

Kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone) dự báo sẽ giảm kỷ lục 7,7% trong năm nay, trong khi các nhà tuyển dụng tư nhân Mỹ giảm tới 20,2 triệu lao động trong tháng Tư do doanh nghiệp phải đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
Return to top