Thế giới

Tổng kết năm 2021: COVID-19 không phải là “thảm họa chỉ xảy ra một lần”

ClockThứ Ba, 28/12/2021 19:16
TTH.VN - Bất chấp các loại vaccine chống lại COVID-19 vào năm 2020, virus vẫn tiếp tục lây lan và đột biến trong cả năm qua do thiếu sự hợp tác hiệu quả trên toàn cầu khiến đại dịch kéo dài. Năm 2021 cũng chứng kiến ​​sự ra mắt của một chương trình do Liên Hiệp quốc hậu thuẫn nhằm giúp các nước đang phát triển bảo vệ người dân chống lại đại dịch, nhiều bước đi đã được thực hiện để chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu trong tương lai…

Thế giới đón một Giáng sinh khác trong đại dịchBiến thể Omicron lây lan rộng khắp thế giớiĐại dịch COVID-19: Hai năm nhìn lại

Đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục lan rộng trong năm 2021. Ảnh: Baochinhphu

Tháng 11/2021, Liên Hiệp quốc (LHQ) lên tiếng cảnh báo về sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, được xem như một mối lo ngại khi biến thể này dường như lan truyền nhanh hơn nhiều so với biến thể Delta.

Tuy nhiên, dù lo ngại là điều có thể hiểu được, nhưng sự xuất hiện của Omicron không phải là một điều bất ngờ, khi LHQ từng nhiều lần cảnh báo rằng những đột biến mới là không thể tránh khỏi, do sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo rằng tất cả mọi người dân đều được tiêm chủng, chứ không chỉ những người ở các nước giàu.

“Thảm họa thất bại về đạo đức”

Lên án việc “tích trữ vaccine”, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi Matshidiso Moeti cho rằng điều này sẽ chỉ kéo dài và trì hoãn sự phục hồi của lục địa này. “Thật bất công khi những người châu Phi dễ bị tổn thương nhất buộc phải chờ đợi vaccine, trong khi các nhóm có nguy cơ thấp hơn ở các nước giàu đã được tiêm chủng đầy đủ”.

Đồng thời, WHO cũng cảnh báo rằng càng mất nhiều thời gian để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, thì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, kháng vaccine lại càng cao hơn. Tổng giám đốc WHO gọi việc phân phối vaccine không đồng đều là một “thảm họa thất bại về đạo đức ”, nói thêm rằng“ cái giá của thất bại này sẽ phải trả bằng mạng sống và sinh kế ở các nước nghèo nhất thế giới”.

COVAX: Một nỗ lực lịch sử toàn cầu

Trong nỗ lực hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, WHO đã dẫn đầu sáng kiến ​​COVAX, nhằm phân phối vaccine ngừa COVID-19 một cách công bằng trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực toàn cầu nhanh nhất, được điều phối nhiều nhất và thành công nhất trong lịch sử để chống lại dịch bệnh.

Với hơn 2 tỷ USD được tài trợ bởi các nước giàu và các nhà tài trợ tư nhân, COVAX đã được đưa ra trong những tháng đầu của đại dịch, để đảm bảo rằng những người sống ở các nước nghèo hơn sẽ không bị bỏ rơi khi vaccine được tung ra thị trường. Đến tháng 4/2021, các lô vaccine ngừa COVID-19 đã được gửi đến hơn 100 quốc gia thông qua COVAX.

Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng về vaccine vẫn chưa được giải quyết: hơn 5,7 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng chỉ 2% trong số đó được chuyển đến tay người dân châu Phi, WHO cho biết hôm 14/9.

Vaccine ngừa COVID-19 được chuyển tới Bangladesh thông qua Cơ chế COVAX. Ảnh: UNICEF/QDND

Dịch vụ giáo dục, sức khỏe tâm thần, sinh sản

Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới, đại dịch cũng gây ra những tác động dây chuyền, từ việc điều trị bệnh, đến giáo dục và sức khỏe tâm thần.

Theo LHQ, việc chẩn đoán và điều trị ung thư đã bị gián đoạn nghiêm trọng ở khoảng 1/2 các quốc gia trên thế giới; hơn 1 triệu người đã bỏ lỡ dịch vụ chăm sóc bệnh lao cần thiết; gia tăng bất bình đẳng đã ngăn cản những người ở các nước nghèo tiếp cận với các dịch vụ AIDS; và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho hàng triệu phụ nữ đã không được thực hiện.

Các cơ quan LHQ ước tính rằng, chỉ riêng ở Nam Á, sự gián đoạn nghiêm trọng trong các dịch vụ y tế do đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến thêm 239.000 trẻ em và bà mẹ tử vong trong năm ngoái. Ở Yemen, đại dịch đã gây ra những tác động thảm khốc khi trung bình cứ mỗi 2 tiếng lại có 1 phụ nữ thiệt mạng khi sinh nở.

Trẻ em chịu tác động nặng nề

Xét về sức khỏe tâm thần, đại dịch đã gây ra tác động lớn trên toàn thế giới, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng phải chịu những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, trẻ em ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ nghèo của trẻ em ước tính đã tăng khoảng 15%.

Đối với giáo dục, các tổn thất đã quá rõ ràng. 168 triệu học sinh toàn cầu đã bỏ lỡ gần một năm học kể từ khi bắt đầu đại dịch, và hơn 1/3 số học sinh không thể tiếp cận với việc học trực tuyến khi các trường học đóng cửa.

COVID-19 không phải  “thảm họa một lần”

Đến nay, hơn 5 triệu người trên thế giới đã thiệt mạng vì COVID-19. Ảnh: NLD

Cùng với việc kêu gọi phân phối vaccine công bằng hơn, LHQ liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đưa ra một cách tiếp cận mới để ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Một loạt các cuộc họp đã được triệu tập với các bên liên quan, và vào tháng 9, Trung tâm Cảnh báo sớm đại dịch đã được khai trương lại Berlin, Đức, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị và minh bạch tốt hơn trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu trong tương lai.

Trước đó, hồi tháng 7, nhóm G20 công bố một báo cáo độc lập về sự chuẩn bị cho đại dịch, trong đó kết luận rằng an ninh sức khỏe toàn cầu đã không được đầu tư một cách tương xứng.

Bộ trưởng Singapore Tharman Shanmugaratnam cảnh báo rằng COVID-19 không phải là “thảm họa một lần”, và sự thiếu hụt ngân sách tài trợ sẽ khiến “chúng ta dễ bị tổn thương khi đại dịch kéo dài, với các đợt bùng phát dịch lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, và chúng ta cũng dễ bị tổn thương hơn trước các đại dịch trong tương lai”.

Tuy nhiên, năm 2021 đang đi tới những ngày cuối cùng với một tín hiệu tích cực liên quan đến sự hợp tác quốc tế: tại một phiên đặc biệt hiếm hoi của Đại hội đồng y tế thế giới của WHO vào cuối tháng 11, các nước đã đồng ý xây dựng một Hiệp ước toàn cầu mới về phòng chống đại dịch.

Dù vẫn còn một khối lượng công việc nặng nề phía trước nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros cho rằng hiệp ước này sẽ mang đến hy vọng cho mọi người dân.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Return to top