ClockThứ Sáu, 25/09/2020 11:32

Tổng kiểm kê di sản văn hóa

TTH.VN - Ngày 25/9, Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị sẽ tiến hành tổng kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2021-2022, kịp thời bảo vệ và chống nguy cơ mai một hoặc mất đi vĩnh viễn các di sản có giá trị, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Hơn 900 di tích được kiểm kê lập hồ sơChuyện hậu xếp hạng di tích

Ẩm thực Huế cũng sẽ được kiểm kê để bảo tồn, phát huy giá trị

Theo đó, ngành Văn hóa và Thể thao sẽ tổng kiểm kê các công trình và danh lam có giá trị lịch sử văn hóa; nghề thủ công truyền thống; lễ hội truyền thống; âm nhạc truyền thống; nghệ thuật diễn xướng truyền thống; ẩm thực; danh mục di sản tư liệu; danh mục di vật, cổ vật tại các di tích và bảo tàng.

Phương pháp kiểm kê được sử dụng là điều tra xã hội học, văn hóa học, sử học; phương pháp thống kê, phân loại; nghiên cứu tư liệu; phân tích và tổng hợp tư liệu; điền dã thực địa.

Việc tổng kiểm kê nhằm tạo cơ sở khoa học để chọn lọc di sản tiêu biểu đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; đưa vào danh mục di sản văn hóa quốc gia. Đây cũng là nhiệm vụ cấp thiết làm cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đô thị di sản có tính chất đặc thù của tỉnh.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top