ClockThứ Hai, 01/06/2020 10:33

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.919.000 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Tạo thị trường sôi động từ hoạt động khuyến mại

Hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 5/2020 dù được cải thiện đáng kể so với tháng 4, nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 5 là tháng đầu tiên cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 nên hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 384.800 tỷ đồng, tăng 26,9% so với tháng trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.919.000 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng ước tính đạt 1.543.400 tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 6,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1,7%; may mặc giảm 2,7%; phương tiện đi lại giảm 7,4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 8,2%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng nhẹ do các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.

Tốc độ tăng/giảm doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như Hải Phòng tăng 8,8%; Hà Nội tăng 6,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,1%; Cần Thơ giảm 1,1%; Thanh Hóa giảm 1,8%; Nghệ An giảm 3,6%; Đà Nẵng giảm 4%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 175.000 tỷ đồng, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%).

"Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đã mở cửa trở lại sau giãn cách xã hội, tâm lý người dân đã bớt lo ngại, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm mạnh do học sinh bắt đầu quay trở lại trường học, nhu cầu du lịch hè của các gia đình vào thời điểm này chưa cao", Tổng cục Thống kê đánh giá.

Sụt giảm mạnh nhất vẫn là mảng du lịch lữ hành, khi doanh thu 5 tháng đầu năm ước tính đạt 8.300 tỷ đồng, giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 12,7%) do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và du lịch nội địa chưa trở lại mạnh mẽ như cùng kỳ năm trước.

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 72,9%); Khánh Hòa (giảm 68,2%); thành phố Hồ Chí Minh (giảm 66,1%); Quảng Ninh (giảm 65,4%); Cần Thơ (giảm 59%); Hà Nội (giảm 54,8%); Thanh Hóa (giảm 54,6%); Bình Định (giảm 54,2%); Đà Nẵng (giảm 53,1%); Hải Phòng (giảm 32,5%).

Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đạt 186.900 tỷ đồng, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2019./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoạt động sản xuất của châu Á giảm do nhu cầu ảm đạm

Theo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do S&P Global và au Jibun Bank công bố vào ngày 2/10, hoạt động của các nhà máy trong khu vực châu Á hầu hết trở nên tồi tệ hơn trong tháng 9 do nhu cầu hàng hoá ảm đạm khiến sản lượng và số việc làm mới giảm.

Hoạt động sản xuất của châu Á giảm do nhu cầu ảm đạm
Những ngành nghề đang cắt giảm lao động

Theo tổng hợp từ các sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), do đơn hàng sút giảm nên nhiều lao động tại các địa phương cũng bị ảnh hưởng đến việc làm. Trong đó, các ngành dệt may, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, chế biến gỗ... bị tác động nhiều dẫn đến cắt giảm lao động.

Những ngành nghề đang cắt giảm lao động
Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6%

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6
Đại dịch ở châu Á đang kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùng

Trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng ở Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, một sự sụt giảm tương tự trong doanh số bản lẻ cũng được nhìn thấy ở các nền kinh tế khác ở thị trường châu Á.

Đại dịch ở châu Á đang kéo giảm chi tiêu của người tiêu dùng
Return to top