Tổng thống Obama kêu gọi tăng cường nỗ lực cho thoả thuận khí hậu ở Paris
TTH - Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển toàn cầu của Liên Hợp Quốc (LHQ), Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tăng cường nỗ lực để có thể tiến tới một thỏa thuận khí hậu “bền vững” trong cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào cuối năm ở Paris.
![]() |
Tổng thống Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững năm 2015. Ảnh: AP |
“Chỉ còn 2 tháng nữa, cả thế giới phải đoàn kết lại trong một thỏa thuận bền vững toàn cầu”, Tổng thống Obama nhấn mạnh, “tất cả các nước chúng ta đều sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu, nhưng những người nghèo nhất trên thế giới sẽ phải chịu gánh nặng nặng nề nhất, khi nước biển ngày càng dâng cao, và hạn hán cũng diễn ra khốc liệt hơn”. “Chúng ta sẽ thấy tình trạng khí hậu tác động thế nào đến số người tị nạn”, ông nói thêm.
Hội nghị Quốc tế về Biến đổi Khí hậu (COP.21) do LHQ dẫn dắt sẽ được tổ chức ở Paris vào tháng 12/2015, với mục tiêu tiến tới một thỏa thuận rộng rãi để hạn chế những tác động tồi tệ nhất của sự biến đổi khí hậu.
Trong hội nghị nói trên, Tổng thống Obama cho rằng, các mục tiêu chống đói nghèo sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu không có các hành động đúng đắn về vấn đề khí hậu.
“Chúng ta cần phải thiết lập các công cụ và nguồn tài chính để giúp các nước đang phát triển nắm lấy nguồn năng lượng sạch, thích ứng với sự biến đổi khí hậu và đảm bảo không có sự lựa chọn sai lầm giữa việc phát triển kinh tế và việc thực hiện những điều tốt nhất để cứu lấy hành tinh của chúng ta,” hãng thông tấn AFP ngày 28/9 trích dẫn lời Tổng thống Obama trong cuộc họp.
Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định rằng, có rất nhiều việc cần phải làm để có thể đạt được một thỏa thuận nghiêm túc.
Tổng thống Obama hiện đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ trong nước, từ nhiều đối thủ của Đảng Cộng hòa - những người ủng hộ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, khi ngành công nghiệp này làm tăng các mối lo ngại về môi trường do là nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ