Thế giới

Tổng thống Putin: Các thảm họa thiên nhiên “hoàn toàn chưa từng có” ở Nga

ClockChủ Nhật, 15/08/2021 09:16
TTH.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/8 cho biết, quy mô của các thảm họa thiên nhiên đã xảy ra ở Nga trong năm nay là "hoàn toàn chưa từng có".

Nhật Bản đối mặt với ​​các điều kiện thời tiết cực đoanThế giới không thể trì hoãn hành động tham vọng để chống lại biến đổi khí hậu

Hiện trường những vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại vùng Siberia, Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến với các quan chức về tác động của những vụ cháy rừng kỷ lục ở vùng Siberia của Nga, ông Vladimir Putin nói rằng, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hiện chương trình nghị sự về khí hậu một cách có hệ thống.

Trong khi vùng Siberia trải qua ​​mùa cháy rừng hàng năm vào mỗi mùa hè, các đám cháy trong những năm gần đây đã bùng phát với cường độ ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, các quan chức thời tiết và các nhà môi trường Nga nhận định, điều này có mối liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Được biết, hội nghị nói trên có sự tham dự của các nhà lãnh đạo ở những khu vực thuộc Siberia bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, cũng như các nhà lãnh đạo đến từ một khu vực phía Nam nước Nga, nơi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh: “Ở phía Nam của Nga, lượng mưa trung bình hàng tháng hiện được ghi nhận chỉ trong vài giờ đồng hồ; và ngược lại, ở khu vực Viễn Đông của Nga, các trận cháy rừng trong điều kiện khô hạn đang lan rộng một cách nhanh chóng”.

Qua đó, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi các nhà chức trách sẵn sàng sơ tán thêm những người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, cũng như cung cấp hỗ trợ kinh tế cho họ. Ông Vladimir Putin cũng kêu gọi các quan chức tính toán tác động của những vụ cháy và lập kế hoạch để tái thiết nhà cửa.

Tổng thống Nga cho rằng, điều quan trọng là phải làm mọi việc để "cứu lấy sự giàu có của rừng", đồng thời "giảm thiểu thiệt hại đối với các loài động vật rừng Taiga", những khu rừng ở phía Bắc nước Nga.

Trong một động thái liên quan vào tuần này, Nga đã mở một trung tâm phản ứng quốc gia, đồng thời triển khai thêm các nhân viên cứu hỏa để chiến đấu với những đám cháy nghiêm trọng tại Siberia.

Ở khu vực Yakutia của Nga, một trong những khu vực hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm nay, các trận cháy rừng đã thiêu rụi hơn 9,4 triệu ha, một diện tích lớn hơn cả Bồ Đào Nha.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top