ClockThứ Bảy, 27/01/2018 13:59

Tổng thống Trump truyền tải thông điệp gì tại Diễn đàn Davos?

Người đứng đầu nước Mỹ dường như đang muốn chứng tỏ rằng chính sách của ông có thể đem lại lợi ích cho toàn thế giới.

WEF thành lập Trung tâm An ninh mạng Toàn cầu mớiẤn Độ lên kế hoạch xây dựng nền kinh tế hàng nghìn tỷ USD vào năm 2025Tạo dựng một tương lai chung trong thế giới rạn nứt

“Nước Mỹ trước tiên không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc”hay “Mỹ ủng hộ thương mại tự do, nhưng cần công bằng và có đi có lại” chỉ là hai trong số những thông điệp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa mang đến Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. 

Phát biểu trước các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp lớn trên toàn cầu ngày 26/1, người đứng đầu nước Mỹ đã bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ "đối tác và hữu nghị" với các nước trên thế giới: "Thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy của một nước Mỹ mạnh mẽ và thịnh vượng. Tôi ở đây để truyền tải một thông điệp đơn giản. Chưa bao giờ lại có thời gian tốt hơn bây giờ để thuê, để xây dựng, để đầu tư và phát triển tại Mỹ.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2018 tại Davos, Thụy Sỹ. Ảnh: Quartz
Trước các nhà lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp và nhân vật nổi tiếng, Tổng thống Donald Trump cũng đã thúc đẩy các biện pháp cắt giảm thuế, bãi bỏ bớt quy định và chính sách thương mại của mình. Ngoài ra, nhà lãnh đạo này còn cảnh báo chính quyền của ông sẽ không dung thứ cho hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và lạm dụng thương mại.

Nhà lãnh đạo Mỹ đồng thời cho biết sẽ xem xét các thỏa thuận thương mại song phương "mang lại lợi ích chung" với các nước trên thế giới, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - thỏa thuận thay thế TPP.  

 Thông điệp mà Tổng thống Donald Trump mang tới Diễn đàn Davos lần này còn bao trùm nhiều vấn đề nóng trên thế giới. Tổng thống Donald Trump nói: “An ninh chung đòi hỏi tất cả chúng ta phải có sự đóng góp công bằng. Chính phủ Mỹ tự hào vì đi đầu nỗ lực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng  như trên toàn thế giới để dẫn dắt các quốc gia trong chiến dịch nhằm gây sức ép tối đa lên Triều Tiên buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân của mình”.

“Chúng tôi cũng tiếp tục kêu gọi các đối tác góp phần ngăn chặn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của cộng hòa Hồi giáo Iran. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tích cực làm việc với các đồng minh, các đối tác của mình để tiêu diệt các nhóm khủng bố trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng”. Tổng thống Donald Trump cho biết thêm.

Những thông điệp kể trên của Tổng thống Donald Trump được nêu ra trong ngày cuối cùng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nơi các đại biểu lắng nghe không ít chỉ trích, cả công khai lẫn kín đáo, nhằm vào chính sách “nước Mỹ trên hết”.  Và có thể thấy nhiệm vụ của ông chủ Nhà Trắng lần này không dễ dàng gì khi phải thuyết phục các lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos rằng quan điểm bảo hộ thương mại của ông là phù hợp với phần còn lại của thế giới./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa thông điệp bảo vệ quyền trẻ em

Gần gũi, sinh động và thiết thực, sự đa dạng của các mô hình, chương trình tuyên truyền đã tăng cường nhận thức về bảo vệ quyền trẻ em cho chính trẻ em, mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ quyền trẻ em
Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Hôm nay, ngày 23/1, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Đức đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050
Hội nghị WEF Davos năm 2024:
Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”

Tạp chí Nikkei Asia ngày 18/1 cho hay, tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), sự kiện đang được tổ chức từ ngày 15 - 19/1 ở Davos của Thụy Sĩ, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã đưa ra tầm nhìn biến các quốc gia Đông Nam Á thành một điểm đến duy nhất đối với khách du lịch, tìm cách thu hút sự quan tâm của quốc tế trong khu vực này.

Thủ tướng Thái Lan thúc đẩy tầm nhìn “ASEAN liền mạch”
Return to top