ClockThứ Tư, 16/05/2018 07:10

Tổng thư ký LHQ: “Biến đổi khí hậu là mối đe dọa sống còn với nhân loại”

TTH.VN - Không có thách thức nào của thế giới lại đáng lo như biến đổi khí hậu, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc cảnh báo trong một hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu lớn vào hôm qua (15/5), nhấn mạnh rằng sự nóng lên toàn cầu đặt ra một "mối đe dọa sống còn" cho nhân loại.

Toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu nướcMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóng

Tổng thư ký LHQ António Guterres tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới Áo R20. Ảnh: UN

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới Áo R20, Tổng thư ký António Guterres cho rằng, tính lãnh đạo và đổi mới là điều cần thiết cho hành động khí hậu. Hội nghị này là  một sáng kiến ​​dài hạn để giúp các vùng, tiểu bang và thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và đáp ứng các mục tiêu của Hiệp định Paris.

Ông Guterres nhấn mạnh rằng, cần phải sử dụng tất cả các nguồn lực để kêu gọi các hành động khẩn cấp, nhằm kiềm chế nhiệt độ chỉ tăng 1,5 độ C trong những năm tới.

Tổng thư ký LHQ cũng cho biết, năng lượng tái tạo đã sản xuất ra 1/5 lượng điện của thế giới, mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo rằng, hơn 80% người dân sống ở khu vực thành thị bị phơi nhiễm với không khí chất lượng kém gây hại cho sức khỏe con người.

Do đó, "việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và sạch cần phải được mở rộng trên toàn cầu". Điều đó cần sự lãnh đạo từ cộng đồng tài chính, giới đầu tư và chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia, những người sẽ quyết định các kế hoạch cơ sở hạ tầng chính trong những năm tới, Tổng thư ký António Guterres cho hay.

Ông Guterres cũng khuyến khích các nhà lãnh đạo khu vực tư nhân tham dự hội nghị thượng đỉnh do LHQ hậu thuẫn tại Áo công bố các gói tài trợ mới cho các dự án năng lượng sạch.

Cơ quan Năng lượng quốc tế độc lập gồm 30 thành viên ước tính trong năm 2017, mức đầu tư vào điện tái tạo lên tới 242 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Tổng thư ký Guterres, số tiền này vẫn chưa đủ, cần thêm hàng tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo để có thể “chuyển đổi toàn diện sang năng lượng sạch” vào năm 2020. Hơn nữa, khoảng 75% cơ sở hạ tầng cần thiết vào năm 2050 vẫn chưa được xây dựng.

"Huy động và trang bị năng lực và tài chính cho các chính quyền địa phương để thúc đẩy hành động khí hậu là việc cần thiết nếu muốn làm giảm lượng khí thải", ông nhấn mạnh, trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu hiện đang diễn ra nhanh hơn các hành động khí hậu. Mặc dù vậy, năng lượng mặt trời, gió và công nghệ tiên tiến, ví dụ như xe điện hoặc năng lượng từ tảo trong đại dương… đang hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho không khí trong lành.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top