Thế giới

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi kỷ nguyên “đoàn kết và bình đẳng”

ClockThứ Bảy, 19/06/2021 09:19
TTH.VN - Ngày 18/6, ông Antonio Guterres chính thức được tái bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2, trong đó ông cam kết ưu tiên trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ của mình sẽ là tiếp tục đưa thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Ông Antonio Guterres sẽ tiếp tục nắm quyền Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ thứ 2Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc và Tổng thống Nga thảo luận về chủ nghĩa đa phươngViệt Nam họp tổng kết tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp QuốcTổng Thư ký Liên hợp quốc chỉ trích các nước giàu tích trữ vaccineTổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Tuyên thệ nhậm chức tại hội trường của Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres khẳng định đã ý thức được trách nhiệm to lớn mà Liên Hiệp Quốc đã giao cho mình vào thời điểm quan trọng trong lịch sử.

Thế giới ở Ngã tư đường

“Chúng ta thực sự đang ở Ngã tư đường với những lựa chọn sẽ mang tính hệ quả ở trước mắt. Chúng ta đang viết nên lịch sử của chính mình với những lựa chọn mà chúng ta chấp nhận ngày hôm nay. Nó có thể sẽ diễn ra theo hai cách: thất bại và lâm vào khủng hoảng vĩnh viễn, hoặc đột phá và giành được triển vọng cho một tương lai xanh hơn, an toàn hơn và tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Có lý do để chúng ta được quyền hy vọng”, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh.

Được biết, ông Antonio Guterres là ứng cử viên duy nhất trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tranh cử cho vị trí Tổng thư ký. Nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông bắt đầu vào tháng 1/2017.

Ông được đề cử bởi chính quyền quê hương – Bồ Đào Nha, và được Đại Hội đồng bổ nhiệm sau sự tán thành của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ thứ hai kéo dài từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2026.

Lật ngược tình thế

Phát biểu với 3 ngôn ngữ là Anh, Pháp và Tây Ban Nha – 3 trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres chỉ rõ đại dịch COVID-19 đã cướp đi mạng sống con người, cũng như tác động lớn đến sinh kế và làm nổi rõ tình trạng bất bình đẳng như thế nào. Cùng lúc đó, các quốc gia cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Ông cũng nhấn mạnh rằng điều quan trọng lúc này là con đường thoát khỏi đại dịch, cũng như phục hồi kinh tế - xã hội trong tương lai phải diễn ra trên cơ sở công bằng hơn.

“Thách thức lớn nhất, song đồng thời cũng là cơ hội to lớn nhất, tốt nhất của chúng ta là dùng chính khủng hoảng này để “lật ngược tình thế”, xoay trục tình hình hướng đến một thế giới rút kinh nghiệm từ những bài học, từ đó thúc đẩy sự phục hồi công bằng, xanh và bền vững, đồng thời chỉ ra con đường thông qua hợp tác quốc tế tăng cường và hiệu quả để giải quyết những vấn đề toàn cầu”, ông Antonio Guterres cho biết.

Động lực để chuyển đổi

Với chặng đường phía trước bao trùm những nhiệm vụ khổng lồ, Tổng thư ký bày tỏ sự tự tin rằng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sự tự tin này một phần nhờ vào cam kết của nhân viên Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới, bất chấp việc vẫn cần phải cải tiến liên tục, bao gồm cả nhiệm vụ thông qua mạng lưới dữ liệu và phân tích tốt hơn.

Mặc dù thế giới đã có nhiều thay đổi, song những lời hứa của Liên Hiệp Quốc vẫn không đổi và các quốc gia phải hành động cùng nhau bằng những cách thức hoàn toàn mới để cứu sống tất cả.

Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi các nước phải nắm bắt cơ hội để chuyển đổi, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy sự tham gia của các thành phần khác, như xã hội dân sự, khu vực tư nhân và giới trẻ.

Đạt được mục tiêu công bằng vaccine ngay lập tức

Vị lãnh đạo nhận định, nhìn chung, sự chuyển đổi này phải thực hiện với sự đoàn kết và công bằng. Công bằng cần phải bắt đầu ngay lúc này. Cụ thể, vaccine cần phải có sẵn để sử dụng cho tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi và chúng ta cần phải tạo điều kiện cho tiến trình phục hồi toàn diện và bền vững tại cả những quốc gia phát triển và đang phát triển. Để đạt được điều này, còn cả một chặng đường dài với nhiều việc phải làm.

Ông Antonio Guterres cũng cảnh báo các nước phải giải quyết vấn đề “mất niềm tin” đang xảy ra nếu muốn đạt được mục tiêu này.

Đặc biệt, tất cả đều phải giải quyết tình trạng bất bình đẳng đang diễn ra.

Nuôi dưỡng niềm tin, khơi dậy hy vọng

Ông Antonio Guterres tuyên bố sẽ dùng nhiệm kỳ thứ hai của mình để hướng đến đảm bảo “tăng cường lòng tin giữa các quốc gia”, cũng như tham gia vào tiến trình xây dựng lòng tin.

Ông cũng cho biết sẽ tìm cách khơi dậy niềm hy vọng rằng mọi chuyện đều có thể xoay chuyển được và hoàn toàn có thể biến điều không thể thành có thể.

“Thái độ cần thiết là không bao giờ bỏ cuộc. Điều này không phải là duy tâm hay vấn đề không tưởng, đây là dựa trên kiến thức về lịch sử, khi những biến đổi lớn xảy ra và được điều hướng bởi niềm tin cơ bản vào lòng tốt vốn có của con người. Những đột phá có thể xảy ra khi chúng ta ít nhất là có mong đợi nó và chống lại mọi thách thức. Đó là cam kết kiên định của tôi”, Tổng thư ký Antonio Guterres cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc:
“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình

Tuy là động lực cho sự phát triển bền vững, các quốc gia thu nhập trung bình phải đối mặt với những thách thức đặc biệt, và cần nhiều sự hỗ trợ và tầm nhìn quốc tế hơn để phát triển mạnh mẽ. Đây là nhận định vừa được Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed đưa ra.

“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình
Ngày 1/1/2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người

Số liệu do Cục điều tra dân số Mỹ công bố chỉ ra rằng, dân số thế giới đã tăng 75 triệu người trong năm qua và vào ngày đầu tiên của năm mới 2024, dân số thế giới sẽ đạt hơn 8 tỷ người.

Ngày 1 1 2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người
Return to top