Thế giới

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19

ClockThứ Bảy, 20/02/2021 09:12
Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn đàn an ninh hàng năm lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Đức, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cho biết: “Tình hình hiện tại vẫn còn hỗn loạn. Tất nhiên bây giờ chúng ta nhận thấy một số tín hiệu tốt, bao gồm việc Mỹ hỗ trợ sáng kiến COVAX.

Vắc-xin cho tất cả mọi người: “Phép thử cam go” trong cuộc chiến chống COVID-19COVID-19: Thêm hơn 200 triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo cùng cựcASEAN, Liên Hiệp Quốc hợp tác chống lại đại dịch và thúc đẩy rà phá bom mìnĐại dịch ngày càng thu hẹp cơ hội việc làm của phụ nữẤn Độ cam kết sử dụng năng lực sản xuất vaccine giúp nhân loại chống lại đại dịch

Tất nhiên bây giờ chúng ta nhận thấy một số tín hiệu tốt, bao gồm việc Mỹ hỗ trợ sáng kiến COVAX. Chúng ta cũng thấy một số nước thông báo sẽ chia sẻ lượng vaccine dư thừa của họ. Nhưng 75% số liều vaccine được phân phối cho đến nay chỉ diễn ra ở 10 quốc gia và hơn 100 nước vẫn chưa nhận được bất kỳ liều nào”.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters

Theo Tổng Thư ký Guterres, việc đảm bảo công bằng trong phân phối vaccine là rất quan trọng để cứu sống mọi người và các nền kinh tế. Ông Guterres kêu gọi tăng gấp đôi năng lực sản xuất vaccine hiện tại, đồng thời cho rằng các quốc gia cần chia sẻ lượng vaccine dư thừa của mình và cung cấp hàng tỷ USD cần thiết để sáng kiến COVAX phát huy hiệu quả. Mục tiêu của sáng kiến COVAX là đẩy nhanh việc phát triển và sản xuất vaccine Covid-19, đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng cho mọi quốc gia trên thế giới.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng, nếu chỉ có các nước phát triển được tiếp cận vaccine trong khi virus tiếp tục lây lan ở các nước đang phát triển thì các biến thể mới sẽ xuất hiện với khả năng kháng vaccine cao hơn và có thể quay lại ám ảnh các nước phát triển. Do vậy, Tổng Thư ký Guterres bày tỏ tin tưởng G20 đã sẵn sàng thành lập một lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp nhằm chuẩn bị cho một kế hoạch tiêm chủng toàn cầu để đối phó với khả năng trên.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc:
“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình

Tuy là động lực cho sự phát triển bền vững, các quốc gia thu nhập trung bình phải đối mặt với những thách thức đặc biệt, và cần nhiều sự hỗ trợ và tầm nhìn quốc tế hơn để phát triển mạnh mẽ. Đây là nhận định vừa được Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed đưa ra.

“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình
Return to top