ClockThứ Năm, 15/06/2017 14:32

Tổng TK Quốc hội: Sẽ đánh giá việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 15/6, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đến kỳ họp năm 2018, Quốc hội sẽ có Nghị quyết về chất vấn, đánh giá lại việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng từ kỳ họp 2 đến kỳ họp 6.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Đánh giá về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội trong 2,5 ngày qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói: Tôi đánh giá cao đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV, chất vấn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, nội dung đúng, phản ánh trúng những vấn đề bức xúc trong thực tiễn cuộc sống và phản ánh tâm tư của người dân.

"Quốc hội đã phát huy tính tranh luận trong chất vấn, rất nhiều ĐBQH bên cạnh việc đặt câu hỏi thì còn giơ biển tranh luận, nhiều ĐB tranh luận đến cùng các vấn đề. Việc đổi mới phương thức trong hoạt động chất vấn phát huy được tính nhiệt tình, nhiệt huyết của các ĐB khi tranh luận các vấn đề nêu ra. Tôi đánh giá cao điều đó" - Tổng Thư ký Quốc hội nói.

Vẫn theo Tổng Thư ký Quốc hội, đối với các vị Bộ trưởng (trừ Bộ trưởng Bộ Y tế là người từng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội) đều là người lần đầu đăng đàn nhưng họ tỏ ra bình tĩnh, đi thẳng vào nội dung, trả lời ngắn gọn, không né tránh những vấn đề ĐBQH nêu.

 

"Ngoài ra các vị tư lệnh ngành cũng sẵn sàng nhận trách nhiệm về phía Bộ, ngành mình và có lời hứa, cam kết nhận trách nhiệm trong thời gian tới. Những nội dung này chúng tôi sẽ tổng hợp để đưa vào Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất của Quốc hội và sẽ giám sát những nội dung đã hứa trên. Đến kỳ họp năm 2018, Quốc hội sẽ có Nghị quyết về chất vấn, đánh giá lại việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng từ kỳ họp 2 dến kỳ họp 6" - ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Báo chí đặt câu hỏi: Theo chương trình, Thủ tướng sẽ dành 40 phút để trả lời chất vấn của các ĐBQH, tại sao sau đó chương trình lại điều chỉnh và Thủ tướng không đăng đàn, Tổng Thư ký Quốc hội nói: Thủ tướng cử một  Phó Thủ tướng thay mặt để trả lời những câu hỏi liên quan đến quan Chính phủ. Nhưng nếu ĐBQH hỏi Thủ tướng, chắc Thủ tướng cũng sẽ trả lời, có thể bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp. Điều hành phiên chất vấn là quyền của chủ toạ, luật pháp cho phép.

Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng: Lĩnh vực y tế là lĩnh vực được các ĐBQH rất quan tâm, khi trả lời Bộ trưởng Bộ Y tế nắm rất chắc, sâu vấn đề, đặc biệt có những giải pháp giải quyết vấn đề bức xúc đối với cử tri được đại biểu nêu.

"Những trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế, các ĐB sẽ tiếp tục giám sát để làm sao ngành y tế thực sự có chuyển biến tốt" - ĐB Vượt nói.

Theo ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), vấn đề y đức luôn được cử tri và các ĐBQH rất quan tâm nhưng cũng phải nhìn nhận, dù vẫn còn chỗ này, chỗ khác người dân còn chưa hài lòng, nhưng xét tổng thể sự hài lòng của người dân với ngành y tế càng ngày càng được cải thiện.

"Bộ trưởng Bộ Y tế nói quyết tâm chính trị cao để chuyển biến toàn ngành, nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân. Tôi cho rằng, phiên trả lời chất vấn với tư lệnh ngành y tế đã thỏa mãn ý kiến của cử tri, trong buổi chất vấn không có phản ứng bằng cách giơ biển xin tranh luận" - ĐB Bùi Sỹ Lợi nói.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top