ClockThứ Ba, 26/11/2019 13:45

TP. Huế mở rộng cần kết nối với các huyện, thị

TTH - Góp ý cho đề án phát triển TP. Huế tầm nhìn 2020-2030, các ý kiến cho rằng, mở rộng không gian đô thị Huế theo hai giai đoạn như đề án là phù hợp với sự phát triển. Khi mở rộng, không gian đô thị Huế không chỉ có di sản hiện có mà Huế phải trở thành đô thị có đủ địa hình đồng bằng, núi, biển và đầm phá.

Tạo điểm nhấn từ không gian hai bờ sông HươngQuan trọng nhất là mở rộng không gian đô thịPhân định không gian du lịch

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Dương Tuấn Anh:

Quan tâm quy hoạch sử dụng quỹ đất khi mở rộng

Là thành phố (TP) có diện tích nhỏ nhất trong cả nước nên chủ trương mở rộng TP Huế gấp 5 lần (từ diện tích gần 80 km2 lên 300 km2) là xu thế phát triển tất yếu trong nền kinh tế phát triển hiện nay. Nhìn vào thực trạng của TP, chúng ta thấy rõ, phía bờ Nam sông Hương cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển tốt và hiện đại hơn bờ Bắc. Nhìn chung, sự phát triển đô thị tại TP. Huế vẫn còn chậm so với nhiều đô thị khác trong cả nước. Mật độ dân số toàn đô thị trong TP cao, nhưng hạ tầng xã hội khu vực trung tâm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Dương Tuấn Anh

Về hướng phát triển kinh tế - xã hội, ranh giới các xã, phường sẽ được điều chỉnh theo trục kéo dài từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Hương, như vậy, ngoài phát huy thế mạnh về các di sản, di tích thu hút du khách, TP. Huế còn  phát huy được thế mạnh về dịch vụ - du lịch, dịch vụ sinh thái, du lịch biển…

Nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng về phía nam thành phố, với khu đô thị mới hiện đại An Vân Dương, Trung tâm hành chính công tỉnh… cũng đang được xây dựng ở đây. Tuy nhiên, với đề án mở rộng TP. Huế gấp 5 lần, khi lập dự án quy hoạch, tỉnh nên lấy ý kiến người dân trong việc đưa địa phương nào vào thành phố, lấy toàn bộ hay một phần. Hiện nay, phương án quy hoạch thành phố vẫn chưa hoàn chỉnh, vì vậy, nếu có thêm ý kiến của người dân đóng góp sẽ tạo được sự đồng thuận cao.

Trong đề án quy hoạch mở rộng TP. Huế, tỉnh cần quan tâm quy hoạch sử dụng quỹ đất như thế nào để giữ nét đặc thù, đặc trưng riêng của văn hóa Huế; phát triển sao cho bền vững nhưng không phá vỡ kết cấu tự nhiên, phá vỡ di sản vốn có của Huế. Bên cạnh đó, TP. Huế có nhiều sông ngòi trong nội thành, cốt đất ở trung tâm thành phố thấp, vì vậy, khi quy hoạch đô thị cần tính toán cốt nền sao cho phù hợp, khơi thông dòng chảy để tránh ngập lụt cục bộ.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là việc đầu tiên cần làm trong các khu đô thị mới. Ngoài việc quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị trung tâm với hệ thống giao thông, hạ tầng, TP. Huế cũng rất cần xây dựng kết nối với các huyện, thị: Hương trà, Hương thủy, Thuận An và các đô thị di sản ven đô như Bao Vinh, Thanh Hà, tạo thành đô thị vệ tinh cho TP. Huế.

Bí thư Thị ủy Hương Trà Nguyễn Tài Tuệ:

Huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế

Quá trình hình thành và phát triển đô thị Huế, từ năm 1981, các xã Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Phong và Hải Dương là các đơn vị hành chính thuộc TP. Huế. Đến năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, TP. Huế trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Huế thì chuyển 9 xã nói trên về huyện Hương Trà (nay là thị xã Hương Trà quản lý).

Bí thư Thị ủy Hương Trà Nguyễn Tài Tuệ

Theo Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Huế đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 649/QĐ-TTg, ngày 06/5/2014; trong đó xác định đô thị phụ trợ Hương Trà (gồm khu vực thị xã Hương Trà, với diện tích 7.800ha, dân số đến năm 2030 khoảng 87.000 người) và đô thị phụ trợ Bình Điền (tổng diện tích 1.800ha, đến năm 2030 dân số 8.000 người) là 2 đô thị phụ trợ của đô thị trung tâm là TP. Huế hiện nay.

Định hướng phát triển kinh tế theo trục Bắc - Nam (TX. Hương Trà - TP. Huế - Hương Thủy), tạo thành trục giao thông chính quốc gia và của hành lang kinh tế Đông - Tây; trục phát triển du lịch theo hướng từ Thuận An (phía Đông) và từ khu vực Bình Điền (thượng lưu sông Hương) đến TP. Huế. Vì vậy, chủ trương mở rộng TP. Huế về phía các xã, phường của thị xã Hương Trà là hợp lý và quan trọng bởi các lý do: Phù hợp với Quy hoạch số 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với nguồn gốc lịch sử và sự phát triển đô thị theo xu hướng hiện nay; nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ trên địa bàn các phường, xã thuộc thị xã.

Ngoài ra, các phường, xã thuộc thị xã có ranh giới hợp lý tạo cho không gian mở rộng TP. Huế có mối quan hệ gắn kết giữa các huyện, thị trong tỉnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, hướng phát triển và mở rộng của đô thị Huế cần phải đảm bảo theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, mở rộng theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, với trục cảnh quan xương sống là sông Hương kéo dài từ vùng rừng núi Bình Điền về biển; kết nối biển Thuận An, đầm phá Tam Giang với trung tâm TP. Huế.

Để thực hiện chủ trương này, tỉnh cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau: thực hiện tốt công tác quy hoạch, đây là vấn đề mấu chốt, quan trọng ảnh hưởng đến thành công của Đề án mở rộng đô thị Huế (cụ thể là xác định nơi nào hiện đại, cổ kính, khu vực cần bảo tồn tôn tạo nguyên nét cổ kính ban đầu vốn có…). Bởi nếu quy hoạch không tốt sẽ dẫn đến quy hoạch treo, ảnh hưởng đến đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc mở rộng TP. Huế cần nguồn lực rất lớn trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng. Vì vậy, phải cân đối nguồn lực ngân sách và tăng cường huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đảm bảo thực hiện tốt chủ trương này. Đồng thời, song song với việc mở rộng, phải bảo tồn và gìn giữ nét truyền thống của Huế, những làng mạc, công trình mang tính dân gian cũng cần duy trì phát triển để tạo nên vẻ đẹp cho thành phố Huế, từ đó định hướng phát triển đô thị du lịch.

Liên Minh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề: "Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối"; đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong hoạt động công tác xã hội (CTXH) trên địa bàn tỉnh. Đến dự lễ kỷ niệm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác xã hội
Hải Vân Quan - Kết nối thân tình

Ngày 23/3, hai địa phương là thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức chương trình “Hải Vân Quan - Kết nối thân tình” kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 49 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2024). Đây là 2 địa phương giáp ranh và kết nghĩa đã lâu.

Hải Vân Quan - Kết nối thân tình
Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân

Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức cho hàng trăm người bệnh khó khăn trước thềm năm mới. Sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần tạo nguồn động viên, giúp họ thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật…

Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân
Return to top