ClockThứ Sáu, 10/02/2017 06:26

Trách nhiệm & cả tình yêu

TTH - 10 năm đứng mũi chịu sào, dốc sức cho Trường mầm non Hồng Bắc (A Lưới) với bao yêu thương và tâm huyết, cô giáo Trần Thị Nghiêu đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo vinh danh cá nhân tiêu biểu “Vì sự nghiệp đổi mới giáo dục”.

Tâm huyết

Khuôn viên trường rộng thênh thang, những hàng cây tỏa bóng, những lối hoa cỏ tươi tắn vươn lên. Từ các phòng học, tiếng hát, cười của trẻ thơ trong trẻo, mang đến cảm giác bình yên mà vui tươi phấn chấn. Cảm xúc phấn chấn như được nhân lên khi nhìn vào ánh mắt rạng ngời của cô hiệu trưởng. Vóc dáng cô Nghiêu nhỏ nhắn, ấy vậy mà, 10 năm qua con người ấy đã “gánh” bao nhiêu “vật liệu” yêu thương, trách nhiệm, tâm huyết, cùng đồng nghiệp xây dựng ngôi trường từ “vườn không nhà trống” trở thành trường đạt chuẩn quốc gia, thu hút 100% trẻ từ 3 - 5 tuổi và gần 50% trẻ từ 0 - 2 tuổi đến trường, để các em được chăm sóc, dạy dỗ thật tốt, mang đến cho các em những vườn cổ tích tuổi thơ.

Cô giáo Trần Thị Nghiêu (thứ hai, bên trái) cùng đồng nghiệp và học trò

“Năm 2006, khi tôi được phân công phụ trách (hai năm sau được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng cho đến nay) Trường mầm non Hồng Bắc, lúc đó cơ sở chính của trường chỉ có 2 phòng học, 1 phòng hiệu bộ, tất cả đều trống trải. Sân trường chưa một cây xanh, không “bóng dáng” hoa lá. Cơ sở 2 có 4 phòng học diện tích rất hẹp, đã xuống cấp. Không sân chơi, hàng rào. Đội ngũ chỉ 10 người. Trong 7 giáo viên thì 5 giáo viên hợp đồng, lương chưa đến 300 nghìn đồng/tháng…”, cô Nghiêu nhớ lại. Những khó khăn đó vẫn “chưa là gì” đối với khoảng trống trong nhận thức về giáo dục mầm non của người dân. Hàng ngày, cha mẹ các cháu phải lên rừng lên rẫy, vất vả kiếm miếng ăn. Với suy nghĩ, mầm non thì chỉ hát với múa, không học cũng không sao nên các bậc phụ huynh không quan tâm việc đưa con đến trường.

Sau không biết bao lần tự hỏi “phải làm gì đây và bắt đầu từ đâu”, cô Nghiêu bắt tay vào trồng cây. “Nơi các cháu vui chơi học hành, nhất định phải là không gian xanh, bình yên. Tôi đến Công ty Môi trường Đô thị thị trấn xin 30 cây bóng mát, về cùng nhân viên bảo vệ hì hà hì hục xới đất trồng”. Những cây con bén rễ đã cho cô giáo “nhỏ bé” một niềm tin, lòng quyết tâm để chinh phục rất nhiều “vách núi” ở phía trước. “Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường hầu hết từ thị trấn và các xã khác vào công tác. Đường sá đi lại khó khăn, chị em phải gửi xe, đi bộ từ trạm biên phòng vào. Bữa trưa các cô mang theo có thể là nắm cơm với muối, cá khô hoặc nắm xôi đậu, bắp hầm, ăn không đủ no, thế nhưng trong lồng ngực vẫn cháy ngọn lửa yêu nghề, yêu trẻ”. Trần Thị Nghiêu xúc động kể, nhờ tình yêu đó mà cô và tập thể giáo viên vượt qua bộn bề khó khăn, dồn tâm huyết cho trường, cho trẻ.

Minh chứng

Để mọi trẻ đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất theo chương trình giáo dục mầm non, nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương, xin chủ trương và tổ chức họp dân để vận động. Ban ngày người dân bận việc nương rẫy, vậy nên ban đêm giáo viên nhà trường cùng cán bộ lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền địa phương “lọ mọ” đến với dân để thuyết phục. 60 đêm liền lặn lội, tâm nguyện của cô Nghiêu và đồng nghiệp được đền đáp, “thông” được suy nghĩ của các bậc phụ huynh. Với số tiền trên 13 triệu đồng do cha mẹ các cháu đóng góp và 10 triệu đồng do UBND xã hỗ trợ, nhà trường mua sắm đồ dùng, tổ chức cho 100% trẻ ăn bán trú tại trường sau tròn một năm thành lập. Được ăn bán trú, dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sức khỏe các cháu đảm bảo.

Để tiếp tục xây dựng môi trường, Hiệu trưởng Trần Thị Nghiêu dành rất nhiều công sức, tâm huyết trong việc xin cây về trồng. Không chỉ trồng theo quy hoạch, nhà trường còn trồng dự trữ, học hỏi kỹ thuật để chăm sóc. Nhờ vậy, cây phát triển tốt và dư dả để trồng khi trường được mở rộng diện tích, xây dựng mới. Bây giờ những vườn hoa, cỏ, cây xanh thi nhau khoe sắc trong khuôn viên trường. “Chúng tôi đặc biệt chú trọng đầu tư vườn rau của bé. Mùa nào thức nấy, bí xanh, rau ngót, rau dền, mùng tơi, rau lang, rau muống… để cải thiện, cung cấp thêm các loại rau, quả sạch, đảm bảo an toàn cho các cháu trong các bữa ăn, bổ sung chất dinh dưỡng. Đây cũng là môi trường cho trẻ trải nghiệm. Các cháu biết loại rau gì, biết ơn người lao động, quý trọng giá trị của lao động”.

Nữ hiệu trưởng chia sẻ, bên cạnh công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, trang cấp trang thiết bị, nhà trường rất chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp đạo tạo nâng chuẩn. Các cô không quản ngại khó khăn, lặn lội về TP. Huế để học. “Vậy nên, 10 năm qua, từ 2 phòng học, 1 phòng hiệu bộ và đội ngũ 10 cán bộ, giáo viên, nay trường có 19 phòng học, phòng chức năng… trong khuôn viên hơn 6 nghìn m2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên 28 người. Từ 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn đào tạo, đến nay trên 95% có trình độ đào tạo trên chuẩn. Nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện…”, cô Nghiêu “khoe”. Điều khiến cô tự hào nhất là các cháu mầm non xã Hồng Bắc được chăm sóc đảm bảo, lớn lên khỏe mạnh.

Cuối năm vừa qua, cô Trần Thị Nghiêu được Bộ Giáo dục & Đào tạo vinh danh cá nhân tiêu biểu “Vì sự nghiệp đổi mới giáo dục”. Cô Nghiêu cho rằng, 10 năm, người đi kẻ ở, bao học trò nhỏ đã lớn, như chim bay đến vùng trời khác. Nhưng 30 cây bóng mát vẫn còn đó, hàng ngày tỏa bóng bình yên, là minh chứng tâm huyết, công sức của tất cả những anh, chị, em giáo viên, nhân viên những ngày đầu gian khó, của tập thể những người nối tiếp, để Trường mầm non Hồng Bắc được như ngày hôm nay.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top