ClockThứ Hai, 24/08/2020 09:08

Trách nhiệm người đứng đầu

TTH - Cuối tuần qua, chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt trên tinh thần: Xử lý đến nơi đến chốn tình trạng nói mà không làm, có tiền mà không tiêu được do chủ quan, tổ chức thực hiện kém.

Thực tế cho thấy, sự chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công là căn bệnh lưu cữu ở nhiều địa phương, đơn vị, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Riêng năm 2020, hiện vẫn còn không ít địa phương, đơn vị chậm giao vốn.

“Đây là nhiệm vụ trực tiếp của người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương. Ai, tổ chức nào, cá nhân nào làm chậm thì phải kỷ luật nghiêm. Cái này thành một chế tài quan trọng. Nếu chúng ta sờ đến vai trò cá nhân của người đứng đầu thì chuyển biến mới được. Còn nói chung chung khó lắm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Không chỉ trong vấn đề đầu tư công, cụm từ “trách nhiệm người đứng đầu” đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống, gắn với hoạt động vận hành bộ máy công quyền. Trong không ít cuộc họp, giao ban, điều hành; trong không ít các công văn, chỉ thị...về vấn đề, vụ việc nào đó từ Trung ương đến địa phương, cùng với các nội dung chỉ đạo, điều hành, thường gắn trách nhiệm người đứng đầu.

Như cách đây vài năm, trước tình trạng phá rừng tái diễn nhức nhối, cùng với lệnh cấm cửa rừng được ban bố, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã chỉ đạo quyết liệt: Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, người đứng đầu ban ngành và địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Vấn đề trách nhiệm người đứng đầu cũng luôn được nhắc đến, gắn với những nhiệm vụ cụ thể trên nhiều lĩnh vực như tiến độ các dự án trọng điểm; xử lý ô nhiễm rác thải sinh hoạt; lập lại trật tự đô thị; giữ an ninh ở khu dân cư; trục vớt bèo trên sông hói; bảo vệ động vật hoang dã; xử lý cây mai dương ngoại lai...

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít những bất cập vẫn tái diễn, lưu cữu sau nhiều chỉ đạo, điều hành mà ở đó, rất ít khi hoặc chưa hề thấy trách nhiệm người đứng đầu được xem xét, xử lý, ngoại trừ những vụ việc dính lứu đến những vi phạm cụ thể về pháp luật.

Đâu đó, rừng vẫn bị tàn phá, thậm chí có tỉnh, lâm tặc mở cả đường, sử dụng cả xe cơ giới. Ở không ít địa phương, rác thải vẫn dồn ứ dưới những tấm biển cấm đổ rác. Tại đô thị, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường vẫn tái diễn một cách nhức nhối. Hay có những nơi, tại địa bàn này, địa bàn khác vẫn cộm lên tệ nạn xã hội...

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan thường được viện dẫn cho những bất cập, tồn tại như địa bàn rộng, chồng chéo; thiếu nhân lực, phương tiện; tội phạm ngày càng tinh vi, manh động; chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương; ý thức người dân chưa cao; thời tiết không thuận lợi...Thế là việc quy trách nhiệm người đứng đầu trước sự chậm trễ, trì trệ, bất cập... như một con voi đã dễ dàng chui qua lỗ kim.

Một khi, vấn đề quy trách nhiệm người đứng đầu còn chung chung, chưa thành một chế tài quan trọng; không sờ đến vai trò cá nhân của người đứng đầu thì hiệu quả vận hành của tổ chức, đơn vị, bộ máy... khó chuyển biến nhanh, mạnh, không chỉ trong giải ngân vốn đầu tư công...

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế triển khai với đa dạng hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và mỗi người dân về việc chấp hành pháp luật giao thông.

Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Return to top