ClockThứ Hai, 27/11/2017 09:01

Trăm nói không bằng một... phạt

TTH - Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ 1/5/2013.

Trường Đại học Nghệ thuật đạt giải Nhất cuộc thi phòng, chống tác hại thuốc láThuốc lá - mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc giaThuốc lá và những con số liên quanTác hại của hút thuốc lá và các bệnh về phổiTác hại của hút thuốc lá

Luật quy định rõ ràng, cụ thể những hành vi nào bị cấm; quy định về xử phạt; quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá...

Hơn 5 năm kể từ ngày Luật được thông qua và hơn 4 năm rưỡi kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, song kết quả thì như thế nào? Chưa có điều tra khảo sát, nhưng chỉ cần bằng trực quan thôi, ai cũng đều có thể thấy, hiệu lực của Luật chưa thực sự được phát huy như mong muốn. Điều này không thể đổ cho lý do "không nghe, không biết", bởi trên nhãn của từng bao thuốc lá, trên sóng phát thanh, ti vi và trên mặt của các ấn phẩm báo chí, thông tin phòng chống tác hại thuốc lá phải nói là dày đặc. Tự thân người hút thuốc có lẽ cũng thấy "không ích chi"; vợ con cũng không động viên khuyến khích; và tôi dám chắc ai hút thuốc cũng đều không dưới... chục lần bị người hay bạn bè nhà phản đối. Vậy nhưng tại sao ra đường vẫn thấy vô số người vô tư phì phèo thuốc lá ở những nơi quy định không hút thuốc, hoặc ở những địa điểm dù không có biển cấm nhưng biết chắc là vi phạm quyền được sống trong môi trường không khói thuốc của người khác: Bến xe, khuôn viên bệnh viện, các điểm vui chơi của trẻ, chỗ chờ tàu ở các gác chắn đường sắt. Thậm chí, trong môi trường trường học, có thầy giáo không kìm được cơn thèm thuốc, tranh thủ lúc các cháu chép bài đi ra hành lang "phi" một điếu, nhiều cháu để ý thấy, về kể lại với phụ huynh... Ngồi "tư duy, mổ xẻ", đem mạn đàm với anh em bạn bè, câu trả lời sau cùng cho thực trạng trên chỉ tựu chung có một: Xử lý không nghiêm, không đủ độ răn đe. Người này hút được thì người kia hút được; hút lần này không thấy ai nhắc nhở, xử lý, lần sau cứ thế mà hút tới...(!) Luật đã có và có hiệu lực từ lâu, nếu phạt nặng, phạt nghiêm, phạt ráo riết, tin chắc các "ống khói di động" đều phải răm rắp tuân thủ.

Cách đây chưa lâu, người viết bài này có dịp du lịch Thái Lan. Khách sạn chúng tôi ở quy định không được hút thuốc, vậy mà trong đoàn vẫn có 2 chàng không nhịn được, nhìn quanh không thấy ai, vậy là phải nạo mấy hơi. Ai ngờ khi trả phòng, đại diện 2 chàng được "triệu tập" và phải móc ví nộp tươi đến mấy ngàn bath tiền... hút thuốc, tính ra gần 4 triệu tiền Việt (VND) trôi theo làn khói. Khiếp! Sau dạo ấy, đến những khách sạn kế tiếp đố chàng nào dám phì phà lộn xộn.

Mới đây, để chống nạn ô nhiễm bãi biển vì thuốc lá, Thái Lan đã lên kế hoạch cấm hút thuốc lá ở 20 bãi biển du lịch nổi tiếng và thực hiện ngay trong năm 2017 này. Những người vi phạm có thể đối mặt với án tù 1 năm hoặc bị phạt đến 100.000 bath, tương đương hơn 68,5 triệu VND. Xứ du lịch, nhưng không phải vì du lịch mà nuông chiều du khách. Vấn đề là có luật lệ rõ ràng, minh bạch, chấp nhận được thì đến chơi, không cũng chẳng vấn đề gì. Vậy nhưng du khách vẫn đến đất Thái nườm nượp. Cũng như Singapore, mang kẹo cao su vào là... chết; hút thuốc bậy bạ, phóng uế lung tung cũng... chết. Không chỉ bị phạt mà còn có thể bị đánh đòn, bị bắt dọn vệ sinh trong một khoảng thời gian theo quy định để nhớ, bất kể bạn là ai, thuộc quốc gia nào. Vậy nhưng du khách vẫn tìm đến, và nghiêm túc chấp hành luật của nước sở tại.

Thế mới thấy, trăm nói không bằng... một phạt! Với nạn thuốc lá, cứ phạt tới, phạt nghiêm vào, tự khắc Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ được thi hành nghiêm túc. Mọi người sẽ được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. Thử hỏi ai không ủng hộ?

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”

Lần đầu tiên một cuộc thi vẽ tranh phòng, chống tác hại thuốc lá với sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh triển khai ở bốn huyện, thị xã tạo nên một sân chơi bổ ích cho học sinh trung học cơ sở. Hơn 10.000 bức tranh tham dự thể hiện ước mơ về một môi trường sống, học tập lành mạnh không khói thuốc.

Phòng, chống tác hại thuốc lá qua góc nhìn các “họa sĩ nhí”
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Sử dụng thuốc lá điện tử: Các bạn trẻ hãy dừng lại

Tò mò, hiếu kỳ, thử cảm giác mới… đó là thực tế hiện nay của không ít thanh, thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Loại thuốc lá này được rao bán tràn lan, công khai trên mạng xã hội đã gây nên những hệ lụy không đáng có đối với thanh, thiếu niên.

Sử dụng thuốc lá điện tử Các bạn trẻ hãy dừng lại
Return to top