ClockThứ Hai, 07/03/2016 14:16

Trạm Y tế xã Hương Phong: Tạo được niềm tin cho dân

TTH - Được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ y bác sĩ nhiệt thành, tạo sự tin tưởng cho người bệnh... Đó là những lời khen của nhân dân địa phương dành cho Trạm Y tế xã Hương Phong, thị xã Hương Trà.

Y sĩ Phan Dũng hỏi han bệnh nhân

Đến thăm Trạm Y tế Hương Phong vào một ngày đầu năm 2016. Trạm Y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang hai tầng, có đủ các phòng chức năng, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh. Bác sĩ Bạch Thị Kim Cúc, Trưởng trạm cho biết, Hương Phong có hơn 12 nghìn dân. Trước đây kinh tế - xã hội địa phương gặp nhiều khó khăn, nhận thức về chăm sóc sức khoẻ,  phòng chống dịch bệnh của người dân hạn chế. Từ năm 2009, được sự đầu tư xây dựng cơ sở mới và hỗ trợ trang bị các thiết bị máy móc, như máy siêu âm, máy xét nghiệm, máy điện tim...đã giúp cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ ở trạm có điều kiện xử lý nhanh các tình huống cấp cứu, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân..Hiện bình quân mỗi ngày, trạm đón không dưới 40-50 lượt bệnh. Năm 2015, trạm đã khám, chữa bệnh  cho hơn 12 nghìn lượt bệnh, như cấp cứu, khám, siêu âm...

Y sĩ Phan Dũng, người gắn bó với trạm hơn 30 năm nay chia sẻ: “Hiện nay, trạm như một bệnh viện thu nhỏ. Sáng như chiều, bệnh nhân đến khám ở trạm rất đông”. Theo lời y sĩ Dũng, với chức năng không chỉ khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân mà y, bác sĩ ở trạm luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm đáp ứng tốt mọi nhu cầu khi người bệnh cần. Nhiều năm nay, trạm đã “cứu” hàng chục trường hợp ở địa phương vượt qua những nguy kịch hiểm nghèo. Đơn cử, mới dịp Bính Thân vừa qua, y, bác sĩ ở trạm đã cấp cứu kịp thời, anh Trần Thạnh, thôn Thanh Phước bị tai nạn chứng thương vùng mặt qua tình trạng “thập tử nhất sinh”. Hay, trong các năm 2013, 2014, nhiều phụ nữ đến trạm đã khám phát hiện u xơ tử cung được bác sĩ tư vấn chuyển lên tuyến trên điều trị. Nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, viêm dạ dày cấp khi đến trạm đều được các y, bác sĩ tư vấn điều trị ổn định không cần chuyển tuyến.

Có mặt ở Trạm Y tế Hương Phong, bà Phan Thị Nghĩa, người dân địa phương vui vẻ nói: “Tôi thấy các y, bác sĩ ở đây nhiệt tình với bệnh nhân. Từ khi trạm có máy siêu âm, máy đo điện tim, tôi rất an tâm khi đến khám, chữa bệnh”. Cùng chung niềm vui đó, chị Nguyễn Thị Trang, thôn Thanh Phước, cho biết: “Mỗi lần đến trạm, tôi được các y, bác sĩ thăm hỏi ân cần, nhiệt tình trong khám, chữa bệnh. Không chỉ bản thân tôi mà người dân ở Hương Phong cảm thấy phấn khởi khi được chăm sóc sức khoẻ ở đây”.

Ngoài công tác khám, chữa bệnh cho người dân, các y, bác sĩ của trạm còn vận động tuyên truyền cách giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời chủ động phối hợp với các ban, ngành địa phương giám sát dịch tễ thông qua mạng lưới y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn để chủ động phương tiện, thuốc men phòng dịch. Những năm gần đây, trên địa bàn xã không  xảy ra dịch bệnh nguy hiểm; các chương trình y tế quốc gia thực hiện tốt, vượt kế hoạch...Năm 2015, Trạm đã triển khai công tác tiêm chủng sởi-rubella đạt tỷ lệ gần 100%, được Bộ Y tế tặng bằng khen.

Bác sĩ CKII Lê Đình Thao, Giám đốc BV thị xã Hương Trà nhận định: “Trạm Y tế Hương Phong là một điểm sáng y tế cơ sở ở Hương Trà. Nhiều năm qua, đội ngũ y, bác sĩ ở trạm không ngừng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, áp dụng kiến thức y học hiệu quả trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đây là đơn vị nổi bật về hoạt động y tế được Sở Y tế, thị xã Hương Trà đánh giá cao qua nhiều năm”.

Trạm Y tế Hương Phong được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế sớm nhất ở thị xã Hương Trà vào năm 2013. Đó là động lực lớn nhất để cán bộ y, bác sĩ tiếp tục nỗ lực chăm lo sức khỏe cho người dân vùng trũng, vốn còn nhiều rào cản trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bài, ảnh: Văn Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh

Tình nguyện tham gia xây dựng đô thị văn minh là phong trào xuyên suốt được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai những năm qua, với hạt nhân là các hoạt động hưởng ứng Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”.

Góp sức trẻ xây dựng đô thị văn minh
"Trạm cá chép siêu tốc" tiễn ông Táo

Từ một vài phường xã triển khai, đến nay, mô hình Trạm tiễn ông táo tập trung được nhiều đơn vị nhân rộng ở TP. Huế. Ngoài bảo vệ môi trường, cách làm sáng tạo này còn góp phần nâng cao ý nghĩa của ngày 23 tháng Chạp.

Trạm cá chép siêu tốc tiễn ông Táo
Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị

Phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng với 5 tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có môi trường cảnh quan sạch, đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị
Văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới là động lực phát triển

Phong trào xây dựng làng văn hóa ở Thừa Thiên Huế đảm bảo theo 5 tiêu chuẩn: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh tại hội nghị gặp mặt gần 700 trưởng làng, trưởng thôn, trưởng bản trên địa bàn tỉnh được tổ chức sáng 11/1 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.

Văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới là động lực phát triển
Return to top