ClockThứ Hai, 21/10/2013 02:06

Trăn trở sau bão

TTH - Cơn bão số 10 và 11 mới đây tuy không đổ bộ trực tiếp Thừa Thiên Huế, nhưng cũng gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân. Vẫn biết, bão lụt là quy luật của thiên nhiên và khó tránh được, nhưng có những tổn thất chúng ta có thể giảm thiểu được, nếu có sự ứng phó phù hợp.

Trước hết là tổn thất về con người. Trước khi cơn bão số 11 đổ bộ vào bờ, trên địa bàn tỉnh có 2 em nhỏ ở xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc) đi câu bị sóng cuốn và 2 trường hợp bị chết đuối do lũ cuốn sau khi cơn bão đi qua. Đó là trường hợp của Nguyễn Văn Hậu, 37 tuổi, ở xã Quảng An (huyện Quảng Điền) chết do bị lật xuồng; Đào Hữu Phúc, 18 tuổi ở xã Phú Hồ (huyện Phú Vang) sẩy chân bị lũ cuốn. Điều này cho thấy, trong cơn bão thiệt hại về người là không đáng kể do mọi người có sự chủ động phòng bị. Còn trước và sau khi cơn bão đổ bộ vào đất liền thiệt hại về người lớn hơn rất nhiều do chủ quan và thiếu sự quản lý chặt chẽ của gia đình và chính quyền các cấp. Trong phòng chống bão lụt, phương châm “tự quản tại chỗ” cũng được tỉnh ta sáng tạo và áp dụng triệt để gần chục năm nay. Phương châm này cần tiếp tục được quán triệt và thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở và mỗi gia đình.

Thứ hai, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thiệt hại lớn nhất trong cơn bão số 11 vừa qua là cây cao su, với khoảng 190 ha bị gãy đổ. Đây là cây công nghiệp dài ngày, vốn đầu tư lớn, nhưng khả năng chống chịu gió bão thấp. Để trồng được 1 ha cao su người dân phải đầu tư hàng trăm triệu đồng, sau 5-7 năm mới bắt đầu có thu hoạch. Vẫn biết cao su đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo, làm giàu, nhưng cũng không ít gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần, đối diện với nguy cơ tái nghèo chỉ sau một cơn bão. Đây không phải là lần đầu và chắc chắn chưa phải là lần cuối người trồng cao su phải đối mặt. Vì vậy, với vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng bão lụt như tỉnh ta cần có những tính toán, điều chỉnh cho phù hợp trong việc trồng cây cao su. Ngoài việc đánh giá về thổ nhưỡng, cần có sự khảo sát kỹ địa hình, tránh trồng cao su ở những khu vực thường xuyên hứng chịu những luồng gió bão. Đồng thời, cần nghiên cứu tìm ra giống cây cao su có khả năng chống chọi với gió bão cao để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
 
Thứ ba, khi cơn bão số 11 chuẩn bị đổ bộ vào đất liền, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao kiểm tra công trình thủy điện Hương Điền. Qua kiểm tra cho thấy, đơn vị này xả lũ với lưu lượng thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu. Thực ra, vấn đề tích nước và xả lũ là công việc cần phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, khoa học. Nếu không tính toán kỹ, xả nước sớm với lưu lượng lớn trong khi lượng nước về ít thì các hồ sẽ không tích đủ nước phục vụ phát điện, tưới tiêu. Ngược lại, tích nước sớm khi lũ về sẽ xả ồ ạt, gây ngập lụt lớn và kéo dài cho vùng hạ du; thậm chí có nguy cơ vỡ hồ, đập. Điều này vừa xảy ra ở một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum… Vì vậy, cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn quy trình vận hành của các hồ thủy điện để đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tích nước phát điện và điều tiết lũ lụt.
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top